Nghiên cứu của khoa học cho thấy, vòng mông của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc xương của mỗi người khác nhau. Đối với vòng mông của phụ nữ thuộc khu vực Mỹ Latinh, Colombia, vòng hông, xương chậu của họ rất to, xương sườn lại nhỏ, vì vậy hông của họ rất tròn. Vấn đề họ gặp phải là sớm chảy xệ và chỉ cần tập làm sao để không chảy xệ.
Còn ở khu vực châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng, cấu trúc xương nhỏ, vì vậy phần xương hông cũng rất nhỏ, để xây dựng cơ bắp đòi hỏi rất mất thời gian. Trong khi người nước ngoài cần tập để săn chắc lại thì chúng ta cần tập để cơ bắp phát triển nhiều hơn.
Muốn sở hữu vòng 3 căng tròn đáng mơ ước, chị em lao đầu vào các bài tập mông "thần thánh".
Thế nhưng, dù cho bạn có khung mông di truyền từ đâu đi chăng nữa, sau sinh, vòng mông của bạn ít nhiều đều "xuống cấp". Cụ thể là vòng mông thường có xu hướng bị chảy xệ, không còn căng tròn như thời con gái. Phải làm sao để cải thiện? Nhiều chị em đang khát khao quay trở lại thời kỳ "vàng son" ấy quyết tâm độ lại vòng 3. Không thiếu những mẹ bỉm sữa tận dụng thời gian làm việc tại nhà trong thời kỳ giãn cách xã hội để điên cuồng tìm đến các bài tập mông, "độ" lại vòng 3, chờ ngày "bung bụa".
Việc tập luyện này nghe có vẻ khá dễ hiểu và đi vào lòng người, đại loại như khuyết điểm ở đâu, ta bù đắp ở đó. ví dụ như muốn mông to thì nhiều người lao vào tập squat, muốn mông đầy hơn, cao hơn thì tập lunge… cứ thế, ngày qua ngày, hết đợt giãn cách này sang đợt giãn cách khác, chị em lao đầu lên tìm kiếm những bài tập mông "thần thánh" để nâng cấp mông nhanh nhất có thể và bỏ qua mọi bài tập dành cho những bộ phận khác trên cơ thể.
Chị em lao đầu lên tìm kiếm những bài tập mông "thần thánh" để nâng cấp mông nhanh nhất có thể trong mùa giãn cách.
Theo HLV Phạm Hoàng Vũ (làm việc tại Đà Nẵng), đúng là muốn mông to hơn, đẹp hơn thì cần phải tập mông. Tuy nhiên, cánh chị em phụ nữ hiện nay đang bị ám ảnh chuyện tập quá nhiều bài mông để vòng 3 nhanh chóng to hơn, bự hơn… Đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm.
"nếu chỉ lao đầu vào tập mông, rất có khả năng bạn sẽ bị chứng overtraining (tập luyện quá mức) ở phần mông, hay còn gọi là sự mất cân bằng giữa việc tập luyện và quá trình phục hồi của cơ thể. điều này có thể dẫn đến những cơn đau dây thần kinh tọa, có thể khiến chị em bị đau dữ dội bất ngờ", hlv phạm hoàng vũ khẳng định.
Nếu chỉ lao đầu vào tập mông, rất có khả năng bạn sẽ bị chứng overtraining ở phần mông.
Ngoài ra, theo vị huấn luyện viên này, nếu chỉ tập mông mà không tập những bộ phận khác trên cơ thể một cách đồng đều sẽ gây mất cân bằng cơ bắp, làm biến tướng chuyển động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao bị chấn thương hơn.
Hlv phạm hoàng vũ khuyên, bạn nên thực hiện các bài tập mông 2-3 lần mỗi tuần, mỗi buổi chỉ nên tập từ 3-4 bài, tập nhiều hơn có thể gây ra chứng overtraining, ít hơn sẽ không phát triển tối ưu.
Điều quan trọng hơn là khi tập luyện, dù là tập bất cứ bài tập cho bộ phận nào trên cơ thể, bạn luôn phải đảm bảo rằng đang tập đúng kĩ thuật. Bởi lẽ, chỉ có tập luyện đúng kỹ thuật mới có thể kích hoạt cơ bắp hoạt động một cách đồng đều. Điều này còn giúp bạn tránh được chấn thương và đảm bảo sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
Đây là lưu ý đặc biệt quan trọng cho mọi người tập luyện mùa dịch nói chung, nhóm chị em bỉm sữa tự tập tại nhà nói riêng.
Điều quan trọng hơn là khi tập luyện, dù là tập bất cứ bài tập cho bộ phận nào trên cơ thể, bạn luôn phải đảm bảo rằng đang tập đúng kĩ thuật.
Ngoài ra, HLV Phạm Hoàng Vũ khuyến cáo phải luôn giãn cơ sau mỗi buổi tập để tránh cơ mông quá căng. Điều này cũng giúp giảm đau nhức cơ, tăng cường linh hoạt các khớp xương, thúc đẩy máu lưu thông bơm chất dinh dưỡng và oxy vào cơ bắp.
Đặc biệt còn giúp nâng cao hiệu suất tập luyện, tăng sức bền và khả năng chịu đựng của cơ, giảm nguy cơ chấn thương do tác động mạnh của các bài tập nặng. Với chị em phụ nữ muốn sở hữu mông quả đào ngay tại nhà càng không nên bỏ qua lưu ý này nhé!