Dinh dưỡng hôm nay

Mướp đắng xào ớt suýt giết chết 2 mẹ con, 5 món này dù muốn cũng không được ăn nhiều

Mới đây, có thông tin cho rằng 2 mẹ con ở thành phố Lô Châu đã bị ngộ độc sau khi ăn đĩa mướp đắng xào sả ớt. Sau hàng loạt thí nghiệm, các bác sĩ nhận thấy chất độc của hai mẹ con không phải hạt tiêu và mướp đắng mà là nitrit.

Nitrit là một chất rất giống muối ăn cả về hình dáng và mùi vị, thường được sử dụng trong công nghiệp hoặc xây dựng.

Sở dĩ chất này có thể gây ngộ độc là do sau khi vào cơ thể sẽ bị oxy hóa cùng với hemoglobin, biến thành methemoglobin khiến người ăn bị thiếu oxy. Một khi liều lượng nitrit vượt quá 3 gam, có thể tử vong do suy hô hấp.

Có thông tin cho rằng 2 mẹ con ở thành phố Lô Châu đã bị ngộ độc sau khi ăn đĩa mướp đắng xào sả ớt.

Những thực phẩm nào chứa nitrit?xml:namespace prefix="o" />

1. Thịt có màu rất tươi sau khi nấu

Trong trường hợp bình thường, thịt gà, vịt hoặc cá sau khi nấu chín phải có màu trắng hoặc trắng nhạt, và màu sẽ đậm hơn sau khi thêm nước tương. Khi bạn nhận thấy màu sắc của thịt vẫn còn đặc biệt đỏ tươi sau khi được nấu chín, bạn phải hết sức cảnh giác, rất có thể đó là do quá nhiều nitrit gây ra.

2. Lá trà được bảo quản lâu dài

Nếu để lá trà quá lâu, đặc biệt là trà xanh, vi khuẩn trong đó sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa, làm tăng hàm lượng nitrit, uống quá nhiều sẽ làm tăng khả năng ngộ độc.

3. Kim chi có thời gian ướp ngắn

Khi muối kim chi, một lượng lớn nitrit cũng được tạo ra và hàm lượng chất này sẽ thay đổi từ cao xuống thấp. Tức là khi bắt đầu ngâm chua, lượng nitrit sẽ tiếp tục tăng lên cao, đặc biệt là từ 2 đến 15 ngày sau khi ngâm, vì nitrat trong rau sẽ phản ứng với vi khuẩn tạo ra nitrit, và hàm lượng sẽ giảm dần sau 15 ngày. Vì vậy bạn không thể ăn kim chi với thời gian ướp tương đối ngắn.

4. Thức ăn thừa và các món nguội để qua đêm

Thức ăn thừa có khả năng sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn, lượng nitrit cũng sẽ tăng lên, đặc biệt là các món ăn nguội sẽ tạo ra một lượng lớn nitrit sau khi để qua đêm.

5. Nước lẩu được đun nhiều lần

Việc đun sôi nhiều lần nước lẩu cũng dẫn đến quá nhiều nitrit. Bởi vì bản thân một số loại rau có chứa một số nitrit, chẳng hạn như cải thìa hoặc rau bina. Sau nhiều lần đun sôi, nitrit trong đó sẽ hòa tan vào nồi.

Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc nitrit?

Nếu ngộ độc nitrit, bạ nên được gây nôn kịp thời. Trong vòng 6 đến 8 giờ có thể rửa dạ dày, đồng thời uống các loại nước trái cây giàu vitamin C để giảm hàm lượng methemoglobin trong máu. Ngay sau đó, hãy gọi cấp cứu y tế để được hướng dẫn xử lý kip thời.

Khi bạn nhận thấy màu sắc của thịt vẫn còn đặc biệt đỏ tươi sau khi được nấu chín, bạn phải hết sức cảnh giác, rất có thể đó là do quá nhiều nitrit gây ra.

Để tránh ngộ độc chất này, bạn nên ăn rau và trái cây tươi. Trước khi ăn đồ muối, nên ngâm trong nước sạch một lúc.

Ngộ độc nitrit đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy nên đề phòng và tránh tối đa những thực phẩm giàu nitrit, chẳng hạn như rau hoặc thịt đã được bảo quản trong thời gian ngắn, lá chè đã để lâu. Khi phát hiện cơ sở nấu lẩu bị nhiễm độc, cần sơ cứu kịp thời để tránh nguy hiểm.

Xem thêm: Những thực phẩm đại kỵ kết hợp với CÀ RỐT

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/muop-dang-xao-ot-suyt-giet-chet-2-me-con-5-mon-nay-du-muon-cung-khong-duoc-an-nhieu-36239/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY