Mới đây, trên tiktok đang truyền tay nhau video của một cô gái truyền sữa qua đường ống luồn từ mũi xuống dạ dày. Thay vì dùng miệng theo cách thông thường, cô gái này đã đổ sữa vào túi trông giống như túi truyền dịch trong bệnh viện. Sau đó treo lên rồi lắp ống thông mũi với dây ống từ những chiếc túi truyền, bấm thông số và sữa bắt đầu được truyền từ túi sang bên ống thông mũi, sau đó qua mũi xuống dạ dày.
Cô gái tự cắm ống truyền sữa qua mũi vì bị bệnh
Ban đầu, nhiều người không để ý, nhìn cô nàng nhún nhảy dễ thương theo điệu nhạc rồi tay thoăn thoắt thực hiện các thao tác thì cho rằng cô đang cố ý làm video chơi trội trên Tik Tok. Có người để lại bình luận "có lẽ cô nàng này đang truyền trà sữa, đang cho mọi người thấy cách uống trà sữa sành điệu nhất mà giới trẻ giờ đây nên biết...".
Thế nhưng, nhìn cho kỹ thì chúng ta sẽ thấy, sữa ở đây không phải là trà sữa mà là một loại sữa uống bồi bổ cơ thể. Và có vào tài khoản của cô gái mới biết không phải chơi trội gì đâu, cô ấy thực tế không thể ăn uống được bằng đường miệng nên bất đắc dĩ phải truyền qua ống thông mũi để đồ ăn thức uống đi xuống dạ dày, nuôi sống cơ thể.
Đến lúc này, nhiều người mới hiểu ra và không ít bình luận bày tỏ thương cảm cho cô gái. Theo như những dòng hashtag đính kèm, cô gái này bị mắc bệnh mãn tính, không thể ăn uống bình thường qua đường miệng nên bắt buộc sống chung với việc dùng ống thông dạ dày hay còn gọi là đặt sonde dạ dày.
Theo BS Lê Thanh Tuấn (chuyên khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec), phương pháp đặt ống thông dạ dày là dùng ống thông vào dạ dày để nuôi dưỡng trực tiếp thức ăn từ cơ thể người bệnh, hút dịch dạ dày và theo dõi tình trạng của dạ dày. Kỹ thuật này sẽ được áp dụng khi bệnh nhân mất khả năng ăn uống thông thường. Để áp dụng kỹ thuật này có 2 cách, một là dẫn ống từ miệng xuống dạ dày, hai là dẫn ống từ mũi xuống dạ dày.
- Người bị ung thư lưỡi, ung thư thực quản.
- Người hôn mê.
- Người nuốt khó do liệt mặt.
- Người từ chối ăn hoặc ăn quá ít không đủ duy trì sức khỏe.
- Người mắc viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính hoặc ung thư dạ dày.
- Nghi ngờ khi chẩn đoán bệnh viêm phổi, lao phổi ở trẻ.
- Trường hợp người bệnh sau phẫu thuật gặp hiện tượng chướng bụng.
- Xuất hiện dị dạng ở đường tiêu hóa.
- Suy hô hấp, ngạt thở khi người bệnh khó khăn trong việc ăn uống.
- Bệnh nhân rửa dạ dày do ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, theo Webmd, những trường hợp trẻ đẻ non có phản xạ bú mút kém, người bị chấn thương vùng hàm mặt trong thể nhai được cũng là nhóm đối tượng được chỉ định đặt ống thông dạ dày, đảm bảo dinh dưỡng, duy trì sự sống.
Những trường hợp trẻ đẻ non có phản xạ bú mút kém được chỉ định đặt ống thông dạ dày.
- Có tổn thương thực quản như bỏng axit, kiềm...
- Áp xe thành họng.
- U thực quản, dị dạng thực quản.
- Sau phẫu thuật tạo hình thực quản chưa hồi phục.
- Viêm phúc mạc sau thủng tạng rỗng.
- Hẹp khít môn vị, tắc ruột.
Theo giới chuyên gia, đặt ống thông dạ dày cần lưu ý tránh đưa nhầm vào đường thở, có thể khiến người bệnh ho sặc sụa, mặt tím tái. Bệnh nhân dùng cách này dễ gặp tổn thương mũi họng, ống tiêu hóa do động tác thực hiện thô bạo nên đòi hỏi cần thật nhẹ nhàng, bôi dầu nhờn đầu ống. Ngoài ra cũng cần cẩn thận tránh trào ngược thực quản gây sặc.
Muốn vậy, người nhà bệnh nhân và bệnh nhân cần đặt sonde dạ dày vì bệnh mãn tính cần phải hết sức chú ý, thực hiện đúng và đầy đủ, khéo léo, nhẹ nhàng các bước theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. Tránh những hậu quả đáng tiếc như sặc thức ăn, có thể gây ngạt thở rất nguy hiểm.
Chủ đề liên quan:
chỉ định cho ăn bằng ống thông đặt sonde dạ dày để làm gì quy trình cho ăn bằng ống thông truyền sữa vào dạ dày qua ống thông uống sữa vào người qua đường mũi