Tháng 8-9 hàng năm, khi trời bắt đầu chuyển sang tiết thu cũng là lúc na bắt đầu vào chính vụ. Na có vị ngọt tự nhiên, thích hợp để làm bữa ăn tráng miêng hoặc sử dụng làm sinh tố, dầm kem đều rất ngon.
Quả na chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin C, kali, chất xơ, carbohydrates... Một quả na có kích cỡ trung bình cung cấp khoảng 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày.
Bên cạnh đó, quả na là không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, hàm lượng natri thấp.
Trong Đông y, quả na có vị ngọt, hơi chua, tính ấm, dùng đễ chữa đái tháo, tiêu khát, nhọt vú... Người cao tuổi, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh có thể ăn na để bồi bổ sức khỏe.
Na vốn là loại quả bổ dưỡng, thơm ngon, dễ dùng. Tuy nhiên, hạt của quả na có chứa chất độc, có thể gây ngộ độc đường tiêu hóa nếu nuốt phải.
Độc tố của hạt na nếu dính vào mắt có thể gây bỏng mắt, bỏng biểu mô niêm mạc. Nếu không sơ cứu kịp thời và chữa trị đúng cách sẽ dẫn tới viêm loét giác mạc và nguy cơ bị mù lòa vĩnh viễn.
Nếu chất độc của hạt na dính lên da, đặc biệt là những vết thương hở có thể gây ra lở loét, viêm nhiễm nặng nề, hủy hoại da.
Vì hạt na có độc tính giết được côn trùng nên từ xa xưa, người Việt thường sử dụng hạt na để nấu nước gội đầu trị chấy, rận...
Nếu sơ ý nuốt phải hạt na, bạn cũng không nên quá lo lắng. Hạt có phần vỏ dày, cứng bao bọc bên ngoài, ngăn cho độc tố không phát huy. Vô tình nuốt phải hạt na sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Chỉ khi chúng ta nuốt phải hạt na dập nát, vỡ vỏ, độc tính mới có tác dụng dẫn đến ngộ độc. Mức độ nguy hiểm cũng phụ thuộc vào số lượng hạt na nuốt phải.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep
Chủ đề liên quan:
ăn phải có thể dẫn tới nguy kịch