Thẩm mỹ hôm nay

Khoa thẩm mỹ là một bộ phận của khối y học lâm sàng, dựa trên các chuyên môn nội khoa và ngoại khoa để can thiệp có chủ ý lên cơ thể nhằm mục đích làm đẹp, chủ yếu là diện mạo bên ngoài cùng một số cấu trúc bên trong cơ thể. Khoa Thẩm mỹ có thể phân chia thành: Nội thẩm mỹ và Phẫu thuật thẩm mỹ

Nâng Mũi Cấu Trúc Có Tháo Ra Được Không? Giải Đáp

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? là thắc mắc của nhiều người. Bởi đây là phương pháp thẩm mỹ mũi được ưa chuộng

“Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không?” là thắc mắc của nhiều người. Bởi đây là phương pháp thẩm mỹ mũi được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mong muốn thay đổi dáng mũi mới hoặc gặp những biến chứng trong quá trình thực hiện và giải pháp là loại bỏ chất liệu nâng mũi.

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Giải đáp

“Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không?” là thắc mắc của nhiều người

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Giải đáp

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn được ưa chuộng vào những năm gần đây. Phương pháp nâng mũi này sẽ được tiến hành nhằm tái thiết lập lại toàn bộ cấu trúc bên trong mũi bằng sụn nhân tạo hay sụn sinh học và sụn tự thân hoặc có thể dùng toàn bộ sụn tự thân (sụn sườn).

Trong quá trình phẫu thuật nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân và sụn nhân tạo có thể phát sinh các vấn đề như cơ thể khách hàng phản ứng đào thải chất liệu nâng mũi, bị dị ứng, kích ứng hoặc khách hàng muốn thay đổi một dáng mũi khác. Do đó, việc “Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không?” được rất nhiều người đã và đang có ý định thực hiện thủ thuật làm đẹp này quan tâm.

Để giải đáp vấn đề này, các chuyên gia đầu ngành cho biết, việc tháo chất liệu nâng mũi cấu trúc ra được không còn tùy thuộc vào tình trạng mũi sau khi nâng và nhu cầu của khách hàng. Thông thường, sau khi thực hiện nâng mũi cấu trúc, nếu tình trạng sức khỏe của khách hàng phồi phục tích cực, sau 3 tháng phẫu thuật có thể cân nhắc tháo chất liệu nâng mũi hoặc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Kế đến, bạn có thể lựa chọn phương pháp cấy ghép với chất liệu sụn mới hoặc giữ nguyên dáng mũi ban đầu.

Tuy nhiên, sau khi tháo chất liệu nâng mũi cấu trúc, dánh mũi sẽ không thể trở lại trạng thái ban đầu 100%. Bởi phương pháp thẩm mỹ mũi này can thiệp toàn bộ cấu trúc để thay đổi dáng mũi. Do đó, sau khi quyết định tháo chất liệu độn mũi sẽ có xu hướng bị biến dạng nếu không thực hiện nâng mũi lại. Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa dùng lớp trung bì mỡ nhằm tiến hành cấy ghép giúp dáng mũi không biến dạng trong thời gian phục hồi. Sau đó sẽ tạo lại dáng mũi mới phù hợp với sở thích và tình trạng mũi của khách hàng.

Khi nào cần tháo chất liệu nâng mũi cấu trúc?

Nâng mũi cấu trúc là một trong những phương pháp thẩm mỹ can thiệp xâm lấn. Do đo, trong quá trình thực hiện có thể phát sinh những vấn đề cần phải tiến hành tháo chất liệu độn. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc tháo chất liệu nâng mũi cấu trúc:

Mũi bị biến chứng

Khi nào cần tháo chất liệu nâng mũi cấu trúc?

Với những trường hợp có cơ địa đặc biệt nhạy cảm sẽ có nguy cơ đào thải sụn nhân tạo nâng mũi. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành loại bỏ chất liệu độn ra ngoài

Mũi bị biến chứng điển hình bởi tình trạng vùng mũi có hiện tượng nhiễn trùng, lệch vẹo, bị lộ sống, bóng đỏ,… Hầu hết những trường hợp gặp biến chứng trong quá trình nâng mũi cấu trúc là do thực hiện ở những cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, không được cấp phép hoạt động, bác sĩ thực hiện không có trình độ chuyên môn cao và chất liệu độn không đạt tiêu chuẩn.

Ngoài ra, biến chứng sau khi nâng mũi còn có thể do chế độ chăm sóc không đúng cách, chấn thương hoặc va chạm mạnh khi vùng mũi chưa hoàn toàn phục hồi,… Đây là một trong những yếu tố khiến vùng mũi bị biến chứng và phải tiến hành tháo sụn độn nhanh chóng.

Dáng mũi không như mong muốn

Thị trường làm đẹp ngày càng phát triển, điều này dẫn đến các xu hướng thẩm mỹ xuất hiện ngày càng đa dạng hơn, quan niệm về tiêu chuẩn cái đẹp cũng dần thay đổi. Điều đó có thể khiến nhiều chị em không hài lòng về dáng mũi hiện tại của mình sau khi nâng mũi cấu trúc. Khi đó, nhiều khách hàng có thể cân nhắc đến việc tháo chất liệu độn mũi và cấu trúc lại dáng mũi mới phù hợp với sở thích của mình.

Phản ứng đào thải chất liệu nâng mũi

Nâng mũi cấu trúc được xem là một trong những kỹ thuật tạo hình hiện đại, tiên tiến hiện nay. Những chất liệu được sử dụng nâng mũi là sụn cao cấp và có mức độ tương thích cao với cơ thể, đảm bảo an toàn sau khi nâng. Do đó, những trường hợp phát sinh phản ứng đào thải sụn độn rất hiếm xảy ra.

Tuy nhiên, với những bạn có cơ địa đặc biệt nhạy cảm sẽ có nguy cơ đào thải sụn nhân tạo nâng mũi. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành loại bỏ chất liệu độn ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của khách hàng.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi tháo mũi cấu trúc

Hướng dẫn chăm sóc sau khi tháo mũi cấu trúc

Khách hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc đảm bảo không phát sinh các biến chứng

Tương tự như phương pháp nâng mũi, việc tháo chất liệu nâng mũi cấu trúc cũng sẽ tác động trực tiếp đến vùng mũi thông qua những vết rạch và gây tổn thương. Do đó, sau khi tháo sụn độn bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách giúp rút ngắn thời gian phục hồi, đồng thời hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Cụ thể:

  • Kiêng cử các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng gây ra tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, mưng mủ,… Bên cạnh đó, để rút ngắn thời gian phục hồi, bạn cần tránh xa các nhóm thực phẩm khiến vết thương hình thành sẹo gây mất thẩm mỹ. Thông thường, sau khi thực hiện tháo chất liệu độn bác sĩ chuyên khoa sẽ cung cấp cho khách hàng danh sách những loại thực phẩm cần kiêng.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh giúp vết thương của bạn lành nhanh hơn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Khách hàng cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc đảm bảo không phát sinh các biến chứng.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý là một trong những cách giúp rút ngắn thời gian phục hồi sau khi tháo chất liệu nâng mũi cấu trúc. Bạn cần hạn chế vận động mạnh, tránh va chạm vào vết thương, không để vết thương dính nước vào những ngày đầu.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không?” và một số lưu ý về cách chăm sóc giúp rút ngắn thời gian hồi phục sau khi tháo chất liệu độn, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể sau khi nâng mũi, cân nhắc về kết quả sau khi tháo chất liệu độn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn, giải đáp thắc mắc của bạn cụ thể và đề xuất những giải pháp phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/nang-mui-cau-truc-co-thao-ra-duoc-khong-20666.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY