Mỗi chúng ta ai cũng cảm thấy nhịp sống hiện đại ngày càng nhanh, ai cũng có cuộc sống và công việc bận rộn suốt cả ngày, chỉ buổi tối mới có thời gian rảnh rỗi. Tăng ca, tiệc tùng, chăm sóc con cái... tất cả đều khiến cho chúng ta thức khuya hơn và thường là đi ngủ sau 23h đêm.
Để cơ thể khỏe mạnh, tốt nhất chúng ta nên đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Nếu bạn đi ngủ sau 23h trong một thời gian dài thì đồng nghĩa với việc thời gian ngủ trong ngày sẽ bị rút ngắn, hơn nữa đây còn là khoảng thời gian mà các cơ quan nội tạng thực hiện chức năng thải độc tố, thức khuya đồng nghĩa là nội tạng sẽ không làm việc hiệu quả.
Thời gian đi ngủ tốt nhất là 22h tối và thức dậy vào lúc 6h sáng. Nếu thường xuyên thức sau 23h đêm, 4 mối nguy hại sau đây có thể xảy ra đối với cơ thể.
Các cơ quan trong cơ thể được sửa chữa vào ban đêm và làn da cũng như vậy. Nếu không đi ngủ trước 23h thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể, dẫn đến làn da bị bóng nhờn, lỗ chân lông to, mụn trứng cá, nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều.
Thiếu ngủ cộng với việc cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến "cortisol" tiết ra nhiều hơn, khiến da tiết nhiều dầu và khiến da mọc mụn. Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến lão hóa tế bào nhanh hơn và giảm khả năng miễn dịch, điều này sẽ làm tăng tốc độ lão hóa.
Có câu nói: "Thức khuya tương đương với T* t*" quả không sai, đặc biệt đối với những người chỉ ngủ hai hoặc ba tiếng mỗi ngày thì khả năng đột tử càng cao. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, các dây thần kinh của não sẽ trở nên rất mỏng manh, rất dễ khiến ngừng tim đột ngột. Vì vậy mỗi chúng ta vẫn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, đặc biệt là nên đi ngủ trước 23h đêm.
Thức khuya sau 23h đêm đặc biệt dễ gây xơ vữa động mạch, vì thức khuya sẽ làm cho huyết áp của cơ thể từ từ tăng lên, sức co bóp của mạch máu và khả năng miễn dịch cũng bị suy yếu nên dễ gây ra xơ vữa động mạch. Đối với một số người cao tuổi thức khuya rất dễ bị nhồi máu cơ tim đột ngột dẫn đến tai biến mạch máu não hoặc liệt nửa người rất nguy hiểm. Với người có bệnh lý tim mạch cần hạn chế tối đa việc thức khuya, nên đi ngủ sớm và dậy sớm.
Các cơ quan của con người được sửa chữa vào ban đêm, nếu bạn ngủ sau 23h trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể và làm giảm khả năng miễn dịch. Đối với cơ thể con người, miễn dịch là một hàng rào tự nhiên chống lại ung thư, hệ thống miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, nhất là ung thư vú.
Ngoài ra, phụ nữ thức khuya còn có thể đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, béo phì; người gan kém thường xuyên thức khuya sẽ khiến gan bị tổn thương, dễ bị ung thư gan hơn.
Để ngủ ngon hơn và giúp tăng cường tuổi thọ bạn nên duy trì thói quen ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ 30 phút, bởi thói quen này sẽ giúp thông kinh lạc bị tắc nghẽn, tăng cường lưu thông máu, cải thiện trao đổi chất, giúp cơ xương khớp dẻo dai.
Phần đầu là bộ phận chứa nhiều cơ quan vô cùng quan trọng như não. Nếu bạn duy trì thói quen xoa bóp đầu nhẹ nhàng trước khi ngủ có thể giúp khí huyết lưu thông có tác dụng cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tư duy của não bộ, ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ điều trị rụng tóc nhất định, giúp não bớt mệt mỏi và ngủ ngon hơn.
Đi bộ nhẹ nhàng 10 phút mỗi tối cũng rất có lợi cho sức khỏe, giúp thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, thúc đẩy bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể và có tác dụng bảo vệ sức khỏe.
https://afamily.vn/neu-di-ngu-sau-23h-trong-thoi-gian-dai-co-the-phu-nu-de-mac-1-trong-4-van-de-nguy-hiem-ma-thuoc-bo-cung-kho-co-the-bu-dap-duoc-20220205234607124.chnChủ đề liên quan:
đi ngủ sau 23h; tác hại thức khuya