Theo nhiều nhà khoa học cho biết, có hai loại chất béo mà chúng ta thường ăn hàng ngày: chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Chất béo bão hòa chủ yếu được làm từ mỡ động vật, có nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch nếu ăn quá nhiều.
Còn chất béo không bão hòa được làm từ thực vật, có thể làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chính vì những lợi ích này nên chất béo không bão hòa rất được khuyến khích có mặt trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn, còn chất béo bão hòa chỉ nên chiếm 10% lượng calorie/người/ngày.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, dầu ăn có nguồn gốc thực vật đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước, con người từng sử dụng đủ mọi loại thực phẩm để triết xuất dầu sử dụng cho việc nấu ăn.
Dầu ăn không những được sử dụng phổ biến để làm công cụ để thực hiện các món ăn chiên hay xào, mà nhiều khi nó còn được sử dụng cho các món salad khi người dùng trực tiếp sử dụng mà không cần chế biến.
Khi được đun nấu ở nhiệt độ cao, các liên kết trong phân tử chất béo bị phá vỡ. Nếu được kết hợp với những chất dinh dưỡng phù hợp, các gốc tự do được bảo toàn. Ngược lại, chất dinh dưỡng có lợi sẽ bị phá hủy và làm hỏng các chất tự do.
Hiện nay, có rất nhiều loại dầu ăn từ thực vật khác nhau, nhưng trong đó được sử dụng phổ biến nhất là dầu lạc, dầu dừa, dầu ô liu, dầu cọ, dầu đậu nành cũng như dầu hướng dương. Bởi vì vậy, cần nắm rõ cách kết hợp dầu ăn với thực phẩm để đảm bảo món ăn làm ra được bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
Dầu thực vật
Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất từ thực vật, từ các loại hạt và quả có chứa nhiều dầu. Nhiều loại dầu thực vật chiết xuất từ đậu nành, bơ, đậu phộng, olive,..
Nhờ có điểm khói cao nên dầu thực vật sẽ phát huy hết tác dụng khi xào, chiên lâu, nướng và rang, giúp món tăng thêm hương vị cho món ăn.
Dầu thực vật có giá thành thấp và có hạn sử dụng lâu hơn so với các loại dầu ăn khác. Dầu thực vật chứa nhiều vitamin như vitamin A, D, E và K tốt cho phụ nữ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, dầu thực vật (chủ yếu được làm từ đậu nành) có ít giá trị dinh dưỡng và có thể chứa nhiều chất béo omega-6 gây viêm.
Ngoài ra, không chỉ là gia vị trong nấu ăn, dầu thực vật còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da, hạn chế tình trạng nứt nẻ da bàn tay, bàn chân.
Dầu ôliu
Dầu ôliu được biết tới là loại dầu ăn tốt nhất cho sức khoẻ và là một trong những phụ gia không thể thiếu cho người ăn kiêng. Dầu ô liu làm cơ thể sản sinh nhiều cholesterol tốt (HDL cholesterol) đồng thời giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol) trong máu.
Bởi vì, loại dầu này thường được sản xuất bằng cách hái quả olive tươi từ trên cây xuống và chế biến trực tiếp thành dầu. Do đó, quy trình chiết xuất và tạo ra dầu olive rất tự nhiên và ít bị pha trộn các tạp chất.
Trong dầu oliu, hàm lượng chất béo không no đơn nguyên chiếm 75%, chất béo no chiếm 14%, chất béo không no đa nguyên chiếm 11%.
Theo nghiên cứu vào năm 2013 của trung tâm y tế Mayo, Mỹ cho thấy dầu ô liu giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, giảm nguy cơ mắc ung thư vú, giúp chống tăng huyết áp đồng thời là cải thiện insulin trong cơ thể giúp đấu tranh với bệnh tiểu đường loại 2.
Dầu olive cũng chứa polyphenol - chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu gây ra bởi các gốc tự do, nguyên nhân gây bệnh tật và lão hóa. Đồng thời, dầu olive giúp ngăn chặn viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, tăng cường chức năng trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy hệ xương phát triển. Ngoài ra, dầu ô liu còn được sử dụng cho các mục đích chăm sóc da khác nhau nên đây là một loại dầu có nhiều lợi ích.
Nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho hay, mỗi người chỉ nên tiêu thụ tối đa từ 25 cho tới 30ml dầu ô liu mỗi ngày. Cách sử dụng dầu ô liu tốt nhất khi không qua sơ chế, điển hình là các món salad hay dùng dầu tưới lên món ăn, tuy nhiên nhưng dầu ô liu vẫn khá an toàn nếu được sử dụng ở nhiệt độ dưới 220 độ C. Thế nhưng, loại dầu này cũng khá khó trong bảo quản khi dễ bị hỏng ngoài nhiệt độ bình thường, và có giá thành tương đối cao.
Dầu lạc (dầu đậu phộng)
Dầu lạc hay còn được gọi là đậu phộng, được chiết xuất từ những hạt đậu phộng, nên có hương vị rất thơm, ngọt ngào và mạnh tương tự như dầu mè. Theo đánh giá của nhiều người, dầu lạc là một trong số những loại dầu có hương vị tốt nhất.
Các nghiên cứu từ tổ chức dinh dưỡng Thế giới cũng như trường Đại học Cambridge cho thấy, dầu lạc có đặc tính khá tương đồng với dầu ô liu khi có thể chống tăng huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch cũng như phòng chống ung thư. Nhờ chứa nhiều Omega-3, Omega-6 và Omega-9 trong dầu đậu phộng giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tim mạch, cho bạn một trái tim khỏe mạnh.
Thế nhưng, có điều nhiều người chưa biết đấy là loại dầu này không tốt chút nào để sử dụng khi nấu nướng do có chưa nhiều chất béo không no đa nguyên. Với lượng lớn chất béo không no đa nguyên, dầu lạc dễ bị ảnh hưởng khi gặp nhiệt độ cao. Mặc dù vậy, loại dầu này lại là nguyên liệu được ưa chuộng khi làm các loại salad hoặc các món ăn sử dụng dầu tự nhiên không sơ chế.
Đồng thời, có đặc tính giống với các loại dầu hạt hay ô liu nên dầu lạc không bảo quản được lâu, để tăng tuổi thọ cho những chai dầu lạc, người ta thường thêm một lượng nhỏ vitamin E, một vitamin tốt cho da.
Theo hiệp hội quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), sử dụng từ 45 đến 90ml dầu lạc mỗi ngày để tăng lượng Phytosterol, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra, FDA cũng khuyến cáo khi sử dụng dầu lạc hãy giữ nhiệt độ không quá 220 độ C.
Dầu dừa
Dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa, có nguồn chất béo quan trọng được sử dụng trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm… Bác sĩ Bruce Fife, tác giả của nhiều cuốn sách về y học cho rằng sử dụng từ 15 cho tới 45ml dầu dừa mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khoẻ.
Trong loại dầu này chứa lượng lớn chất béo no vì thế nếu sử dụng dầu dừa để ăn trực tiếp mà không chế biến sẽ không tốt cho sức khoẻ. Nếu được sử dụng để nấu nước với nhiệt độ cao, những chất béo no trong dầu dừa rất khó bị biển đổi ở nhiệt độ cao. Trong một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2015 của giáo sư Martin Grootveld, ông thống kê các loại dầu ăn khi được sử dụng ở nhiệt độ cao và dầu dừa là loại dầu có hàm lượng độc tố thấp nhất khi sử dụng.
Thành phần dầu dừa còn có nhiều chất có lợi cho sức khoẻ, điển hình nhất là acid lauric (chất tồn tại trong sữa mẹ giúp trẻ sơ sinh tăng cường hệ thống miễn dịch), chất này còn giúp cải thiện cholesterol tốt cũng như chuyển hoá thành monolaurin trong cơ thể, chống lại các loại virus nguy hiểm kể cả SARS và HIV. Ngoài ra, vitamin E loại tocotrienol trong dầu dừa có khả năng chống oxy hóa cực mạnh giúp ngăn ngừa lão hóa và ngăn chặn tế bào ung thư.
Quỳnh Hoa
Theo Tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: