Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nếu nhận thấy tê bì chân tay, ngứa da, hãy cẩn thận nguy cơ lưu thông máu kém

Tuần hoàn kém là một vấn đề phổ biến không chỉ gây khó chịu - nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể của người bệnh và nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, cục máu đông và suy tim.

Mặc dù lưu thông kém có thể thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở những người trên 40 tuổi, nhưng có nhiều cách để giảm nguy cơ. Hãy cùng tìm hiểu tại sao tuần hoàn kém xảy ra và các tín hiệu cảnh báo cần chú ý.

1. Tại sao hệ thống lưu thông trong cơ thể lại quan trọng?

Theo Tiến sĩ Bayo Curry-Winchell, Giám đốc Y tế và Bác sĩ Chăm sóc Khẩn cấp Bệnh viện Saint Mary, London, "Nói một cách đơn giản, cơ thể phụ thuộc vào hệ thống lưu. Nếu không có nó, cơ thể sẽ không thể nhận được máu giàu dưỡng chất".

2. Tại sao tuần hoàn kém lại xảy ra?

Có một số điều có thể gây ra tuần hoàn kém. Thông thường, khởi phát là do tình trạng sức khỏe mãn tính tiềm ẩn đã làm giảm lưu lượng máu khắp cơ thể. Điều quan trọng cần nhớ là lưu thông kém (giảm lưu lượng máu) là phản ứng đối với tình trạng hoặc bệnh tật. Để điều trị, bạn cần tìm hiểu lý do tại sao nó xảy ra. Điều tốt nhất cần làm là đi khám để được đánh giá chính xác.

Cũng theo các chuyên gia, tuần hoàn kém xảy ra theo thời gian khi ở một lứa tuổi nhất định. Ngoài ra, hút thuốc, tiểu đường và rối loạn chức năng thận cũng có thể gây ra lưu thông kém.

3. Các triệu chứng của lưu thông máu kém

Đa số những bệnh nhân bị lưu thông máu kèm thường báo cáo một loạt các triệu chứng! Một số triệu chứng phổ biến nhất là tê (mất cảm giác), ngứa ran, thay đổi da, đau và vết thương chậm lành. Các triệu chứng khác là bệnh Raynaud khiến các mạch máu hạn chế (hẹp) kèm theo đau và đổi màu (thường gặp nhất) da ở mũi, tai, bàn tay và bàn chân có vẻ nhợt nhạt hoặc hơi xanh, tuy nhiên, những người có da sẫm màu có thể không có biểu hiện.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau ở chân, bụng và tim. Trong một số trường hợp, người bệnh thậm chí có thể bị đột quỵ vì tuần hoàn kém có thể ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não.

4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị lưu thông máu kém

Bất cứ ai cũng có thể có nguy cơ tuần hoàn kém. Tuy nhiên, nếu bạn có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như bệnh tiểu đường, bệnh tim, rối loạn chức năng thận, người trên 65 tuổi, hoặc hút thuốc lá - bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên.

5 Làm thế nào để giúp điều trị tuần hoàn máu kém

Sau khi đã xác định được nguyên nhân của tuần hoàn kém, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị như các bài tập đặc biệt, mang vớ nén, thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Trong trường hợp mắc bệnh Raynaud, tiếp xúc với nhiệt độ ấm hoặc điều trị bệnh hoặc tình trạng cơ bản thường có thể giúp khôi phục lưu thông.

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy ngừng hút thuốc. Hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ để quản lý tốt bệnh nền trong quá trình điều trị tuần hoàn máu kém.

Lưu thông máu kém dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

6. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang cố cho bạn biết về tuần hoàn không tốt

Khi tuần hoàn máu không tốt, bạn có thể gặp một loạt các triệu chứng như mất cảm giác, thay đổi nhiệt độ, lạnh, chuột rút, rụng tóc, thay đổi da như (xuất hiện bóng hoặc sáng bóng hoặc vết loét) ở các chi của bạn chẳng hạn như như ngón tay, bàn tay, cánh tay, chân, bàn chân hoặc ngón chân. Nam giới có thể gặp khó khăn khi cương cứng. Ngoài ra, bạn sẽ bị đau khi nghỉ ngơi hoặc khi thực hiện một hoạt động. Đi kèm với đó là bị tăng huyết áp, chóng mặt, thay đổi thị lực hoặc bị đau ở ngực.

Tình trạng lưu thông máu kém không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng như xơ vữa động mạch hay sự xuất hiện của các cục máu đông. Khi phát hiện sớm, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém thường có thể được điều trị khỏi.

Xem thêm: Trong người chúng ta có 4 ‘cây sự sống’, muốn kéo dài tuổi thọ phải giữ chúng thật tốt

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/neu-nhan-thay-te-bi-chan-tay-ngua-da-hay-can-than-nguy-co-luu-thong-mau-kem-35651/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY