Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Ngày Vía Thần Tài và Câu Chuyện về Tôn Giả Thi Bà La (Sivali) Đệ Nhất Tài Lộc

Trong dân gian có phong tục cúng Thần Tài vào ngày 10/01 âm lịch hằng năm để cầu tài lộc dồi dào bằng cách mua cá lóc nướng về cúng rồi ăn. Việc thờ cúng như vậy chỉ gieo thêm nghiệp sát sinh vào cuộc đời, vậy liệu rằng, việc làm đó có thực sự linh thiêng?

1. Tôn Giả Thi Bà La(Sivali) - Đệ Nhất Tài Lộc

Trong dân gian có phong tục cúng Thần Tài vào ngày 10/01 âm lịch hằng năm để cầu tài lộc dồi dào bằng cách mua cá lóc nướng về cúng rồi ăn. Việc thờ cúng như vậy chỉ gieo thêm nghiệp sát sinh vào cuộc đời, vậy liệu rằng, việc làm đó có thực sự linh thiêng?
Từ cuộc đời vĩ đại của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị đệ tử của ngài, trong đó có Tôn giả Thi Bà La (Sivali) –được mệnh danh là Đệ Nhất Tài Lộc, đã cho chúng ta thêm niềm tin rằng Nhân quả báo ứng là có thật và luôn hiện hữu. Để có phước tài lộc dồi dào, chúng ta luôn thành tâm cúng dường và tôn kính các bậc Thánh giác ngộ, thực hành bố thí rộng lớn không chấp công dù chỉ là một việc nhỏ. Làm được như vậy, mọi người sẽ được may mắn về đường tài lộc, gia đình sung túc, bình an, thịnh vượng – đây là một lối sống chân chính và đúng với Luật Nhân quả nghiệp báo.
Lộc tài bất tận bao la
Bởi tâm bố thí sâu xa dạt dào
Mênh mông biển rộng sóng trào
Đức ân ban rải khắp vào thế gian
Cuộc đời nắng sớm sương tan
Nhưng còn lại đó muôn vàn tình thương.
Mùa an cư thứ mười bốn năm ấy, Đức Phật cùng năm trăm vị Tỳ kheo về thăm nơi Tôn giả Ly Bà Đa đang độc cư thiền định, tại một khu rừng keo nằm sâu trong núi rừng u tịch. Con đường đến nơi đó rất chông gai, đầy rẫy nguy hiểm, cả quãng đường xa xôi mà không có lấy một ngôi làng, thật khó khăn để có thể khất thực. Có vị Tỳ kheo lo lắng cho Thế Tôn và Chư Tăng sẽ vất vả. Thế Tôn điềm tĩnh đáp lời:
- Trong đoàn có Tỳ kheo Thi Bà La đi với chúng ta, vậy các con đừng lo.
Trong suốt quãng đường, những điều kỳ diệu liên tiếp xảy ra trước sự ngỡ ngàng của Tăng chúng. Bất cứ chỗ nào Chư Tăng dừng chân thì ngay lập tức, khu rừng rậm đầy gai nhọn trước mặt biến thành những tinh xá khang trang, đầy đủ thức ăn, Thu*c men và nước uống. Suốt chặng đường xa xôi ấy, dân chúng khắp nơi, chư Thiên tử các tầng trời và quỷ thần cùng đổ về, thay nhau cúng dường, đảnh lễ Đức Phật cùng Tăng chúng.
Trước những điều kỳ diệu như vậy, chư vị Tỳ kheo vô cùng cảm kích và biết ơn. Sau đó, Thế Tôn tán dương rằng: “Trong số những Tỳ kheo đệ tử của Như Lai, nhận được sự cúng dường tối thắng là Tỳ kheo Thi Bà La”.
Trong một kiếp, Tôn giả Thi Bà La là một vị vua tài năng, đức độ. Ngài hết lòng chăm lo đời sống và dạy đạo đức cho muôn dân. Dân chúng khi nghe những lời dạy cao quý ấy, khi mạng chung đều sinh lên cõi trời Đao Lợi, hưởng phước báu nghìn năm. Vì thế, lúc nào cũng có vô số Thiên tử ước mong được theo chân cúng dường lên Ngài để đền đáp ân nghĩa kiếp xưa. Một kiếp khác, Tôn giả Thi Bà La là một vị Sa môn tu hành, Ngài đã để lại câu chuyện vô cùng cảm động về hạnh bố thí tột cùng. Vì chúng sinh, Ngài sẵn sàng cho đi những gì tốt nhất có thể, kể cả khi phải xả thân mình cứu giúp.
Phước lực của Ngài vô cùng dồi dào bởi tâm hạnh bố thí bao la trong vô lượng kiếp. Ngài đã dốc lòng ban tặng mọi điều, xả thân vì chúng sinh chẳng bao giờ chấp công. Vì thế, ân đức của Tôn giả ngập tràn khắp nhân thiên. Tại đất nước như Thái Lan hay Miến Điện, người dân tôn thờ Tôn giả như một vị Thánh Tài Lộc. Họ xây dựng nhiều đền đài tưởng nhớ và để được che chở trong phúc lành vô lượng của Ngài.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại đầy rẫy ganh đua dễ khiến cõi lòng con người trở nên nhỏ hẹp. Hình ảnh của Ngài trở thành biểu tượng thiêng liêng của tình thương yêu bao la, đồng hành cùng nhân loại dựng xây một thế giới tương lai không còn đói nghèo, hận thù, bất công...
Trích “Thánh Độ Mệnh - Tôn giả Thi Bà La” (Sivali).

2. Câu Kệ cầu tài lộc của tôn giả Sīvali

    Sīvali ca mahanamam, Sabbalabhaṃ bhavissatiTherassa anubhavena, Sabbe hontu piyam mama (Ngài Đại Đức Sīvali bậc đại danh/ Cầu xin tất cả tài lộc sẽ phát sanh/ Do nhờ oai lực của Ngài Đại đức/ Tất cả chúng sanh, Chư thiên, nhân loại/ Đều có tâm từ thương mến con. )

Tác giả: Tiểu Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/ngay-via-than-tai-va-cau-chuyen-ve-ton-gia-thi-ba-la-sivali-de-nhat-tai-loc.html)

Tin cùng nội dung

  • Phatgiao.org.vn xin giới thiệu tới quý Phật tử truyện thơ Tôn giả Đại Ca Diếp do Tâm Minh Ngô Tằng Giao phát tâm thực hiện:
  • Thiền sư Pháp Loa ra đời với một phát tích kỳ đặc, kết duyên với Phật giáo Việt Nam, kế thừa, phát triển dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, nối nắm mạng mạch Thiền tông nước Việt, mở ra trang sử Phật sáng chói với một Giáo hội trang nghiêm và một nền văn hóa Phật giáo vươn lên đỉnh cao nhất thời bấy giờ.
  • Sau khi thành đạo Đức Phật xuống núi, đi giáo hóa khắp nơi, Đức Phật cũng không quên trở về thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp cho hàng vương tôn công tử, và đã khuyến hóa được nhiều thân thuộc xuất gia. Trong số 7 vương tử đi xuất gia có A Na Luật là bậc Thiên Nhãn Đệ Nhất.
  • Vị Sa-môn vô địch về pháp tu khắc khổ đầu đà trong Phật giáo là Thánh Tăng Ðại Ca Diếp. Ðại Sa-môn nầy là người duy nhất, trong hàng các cao đồ của Đức Phật, đã tuyệt đối giữ đúng giới luật.
  • Được tôn xưng là đệ tử có tài năng hùng biện giỏi nhất trong số các đệ tử của Phật Thích Ca, cho tới tận ngày nay, những tín đồ cửa Phật vẫn truyền tụng cho nhau nghe về những cuộc tranh luận ly kỳ của tôn giả Ca Chiên Diên trong việc hoằng hóa Phật pháp của ông trên khắp mọi miền Ấn Độ.
  • Tôn giả Mục Kiền Liên không những là vị thần thông đệ nhất, bản tính rất năng động mà còn là một vị hiếu đạo hơn hết. Một hôm nhớ mẹ, tôn giả vận dụng thần thông đi khắp mọi nơi để tìm mẹ.
  • Khi Phật nói kinh Bát Nhã trong số 1.250 vị đại A La Hán nói chung, 10 đại đệ tử nói riêng, người thấu hiểu không trí hơn hết là Tu Bồ Đề, bậc Giải Không Đệ Nhất.
  • Hoằng pháp là một công tác vô cùng khó khăn, vì nó đòi hỏi người thực hiện công tác phải có đầy đủ cả hai yếu tố quan thiết, là “khế lý” và “khế cơ” và cả những đức tính đặc biệt khác nữa, cho nên Tôn giả Phú Lâu Na đã được tôn xưng là người có tài thuyết pháp đứng vào bậc nhất.
  • Khi còn tại thế, trong 45 năm thuyết pháp, Đức Phật để lại 8 vạn 4 ngàn pháp môn, theo Phật hạnh nào cũng đáng kính nể, quý trọng. Trong số các Thánh chúng, Ma Ha Ca Diếp là người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh, nên được Phật và Thánh chúng tôn xưng là bậc “Đầu đà đệ nhất”.
  • Câu chuyện Phật gia: Đối mặt với sinh tử, con người mới nhận ra mọi thứ trên đời này đều là hư vô
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY