Dinh dưỡng hôm nay

Ngộ độc thực phẩm - chưa bao giờ hết chuyện

(SKGĐ) Trước mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, việc tự trang bị những kiến thức cơ bản về ngộ độc thực phẩm và cách sử dụng thực phẩm an toàn chính là phương thức hiệu quả nhất giúp mọi người bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Cẩn thận trong ăn uống để tránh ngộ độc thực phẩm là điều không bao giờ thừa. (Ảnh minh họa)

Những nguồn gây ngộ độc và triệu chứng

Nguồn bệnh

Triệu chứng

Vi khuẩn

Thịt, gia cầm sống và nấu tái

Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa

Campylobacter jejuni, E. coli O157:H7, L. monocytogenes, Salmonella

Đồ ăn sống; sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng

Buồn nôn, nôn mửa, sốt, co thắt dạ dày và tiêu chảy

L. monocytogenes, Salmonella, Shigella, Staphylococcus aureus, C. jejuni

Trứng sống hoặc nấu chưa chín.

Buồn nôn, nôn mửa, sốt, co thắt dạ dày, tiêu chảy

Salmonella enteriditis

Hải sản sống hoặc nấu chưa chín

Nóng lạnh, buồn nôn, tiêu chảy

Vibrio vulnificus, Vibrio parahaemolyticus

Các sản phẩm đóng hộp chất lượng kém, cá hun khói, cá khô, lạp xường...

Liệt cơ mắt, nhìn một hóa hai, mất phản xạ nuốt, mất tiếng, táo bón, trướng bụng, mạch nhanh và khó thở. Nặng có thể dẫn tới hôn mê, tử vong do liệt trung tâm hô hấp, tim ngừng đập.

C. botulinum

Củ quả chưa qua chế biến, nước nhiễm khuẩn

Tiêu chảy ra máu, buồn nôn, nôn mửa.

E. coli O157:H7, L. monocytogenes, Salmonella, Shigella, Yersinia enterocolitica, các loại virus và ký sinh trùng.

Lưu ý: Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể kéo dài trong vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Các triệu chứng có thể từ mức độ nhẹ cho tới nghiêm trọng.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Hầu hết các ca ngộ độc thực phẩm thường nhẹ và có thể điều trị bằng cách bổ sung nước qua đường uống hoặc qua tĩnh mạch để bù cho lượng nước cùng các chất điện giải đã bị mất. Những người bị bệnh dạ dày hoặc thần kinh cần được chuyên gia y tế chăm sóc.

Trong hầu hết các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần nằm viện để được chăm sóc đúng cách về mặt dinh dưỡng cũng như y tế. Giữ cho cơ thể có đủ lượng nước cần thiết, đảm bảo cân bằng điện giải và kiểm soát huyết áp là điều đặc biệt quan trọng.

Việc điều trị sẽ cố gắng hạn chế tới mức tối thiểu tác động của tình trạng suy giảm chức năng thận và có thể tiến hành thẩm tách cho tới khi thận có thể hoạt động bình thường. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần được truyền máu.

Hoàng Khánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/ngo-doc-thuc-pham--chua-bao-gio-het-chuyen-18907/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY