Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngón tay bật, bạn đã từng nghe đến căn bệnh này chưa?

Ngón tay bật nghe qua có lẽ khá xa tuy nhiên dấu hiệu thướng gặp lại khá quen thuộc. Nếu gặp những trục trặc liên quan đến hoạt động của ngón tay thì hãy gặp bác sĩ ngay lập tức để xem căn bệnh có vẻ xa lạ này có đang ghé thăm bạn hay không

Ngón tay bật là gì?

Ngón tay bật hay còn gọi là ngón tay cò súng, ngón tay lò xo… là tình trạng giới hạn cử động ngón tay.

Gọi là “bật” vì khi chúng ta cố gắng duỗi thẳng ngón tay thì nó sẽ bị kẹt lại và cảm giác nghe tiếng “bật” khi duỗi thẳng tay.

Trong y học bệnh này được gọi là: viêm hẹp bao gân gấp.

Ảnh minh họa

Đối tượng mắc bệnh

Đối tượng dễ mắc phải ngón tay bật là nhân viên văn phòng, thợ may, thợ hồ, nhân viên đánh máy, người bấm điện thoại nhiều… Đây đều là những người đều phải hoạt động ngón tay nhiều trong quá trình làm việc.

Ngoài ra các bệnh nhân mắc một số bệnh lý khác như viêm đa khớp dạng thấp, gout, u bao hoạt dịch… cũng có thể mắc bệnh.

Nhân viên thường hay đánh máy tính có thể mắc bệnh ngón tay bật

Nguyên nhân của ngón tay bật là gì?

Để biết được nguyên nhân dẫn đến bệnh ngón tay bật, bạn cần biết cơ thể hoạt động của ngón tay.

Cụ thể là một ngón tay gấp duỗi lại được là nhờ sự phối hợp trơn tru và đồng bộ của hệ thống gân gấp và gân duỗi. Các sợi gân này khi co duỗi sẽ trượt trong một cái bao gọi là bao gân.

Bình thường bao gân giúp gân trượt dễ dàng trong bao. Nhưng vì một lý do nào đó bao gân gấp bị viêm và dày lên làm lòng bao gân hẹp lại, gân gấp trượt trong bao gân sẽ khó khăn.

Qúa trình này lặp đi lặp lại thì bao gân ngàv càng trở nên cứng và đồng lúc đó, gân gấp xảy ra tình trạng hóa sợi tại chỗ ở vị trí ma sát và tạo thành một khối giống u sợi nằm trên gân gấp.

Chính khối u này làm cho quá trình gập duỗi của gân gấp trong ngón tay ngày càng khó khăn hơn và kết quả là ngón tay bị co rút về một vị trí, cong lại như cò súng.

Do vậy những người hay sử dụng ngón tay trong quá trình làm việc như nhân viên văn phòng rất dễ mắc bệnh vì việc hoạt động ngón tay liên tục là điều kiện thuận lợi cho việc tổn thương bao gân.

Ảnh minh họa

Triệu chứng nhận biết bệnh ngón tay bật?

Ngón tay bật thường xuất hiện tự nhiên không do chấn thương có thể xuất hiện sau một giai đoạn sử dụng bàn tay nhiêu với các triệu chứng bao gồm:

- Đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác đau khi cử động ngón tay, có thể sưng nể nhẹ, cảm thấy ngón tay hơi cứng khó gập và nghe tiếng cục khi duỗi thẳng. Nếu sò vào nơi nghe tiếng cụ đó, sẽ thấy có một chỗ u lồi lên ở mặt lòng bàn tay, ngay chỗ ngón bị đau sẽ sờ thấy khối u ở dưới, đó là vị trí mà gân bị kẹt.

- Ngón tay thường có khuynh hướng cứng hoặc kẹt sau một thời gian không vận động như mới ngủ dậy vào buổi sáng, sau một lúc vận động thì ngón tay mềm ra.

- Ngón tay có thể bị dính chắc mà không thể duỗi ra được.

-Lâu ngày, việc vận động của một ngón tay sẽ gặp khó khăn vì bạn phải dùng lực của bàn tay để kéo ra khi ngón tay đó bị kẹt.

Cách điều trị bệnh ngón tay bật

Cách điều trị ngón tay bật tốt nhất chính là điều chỉnh chế độ làm việc khoa học.

Cơ thể cần được nghỉ ngơi và những ngón tay cũng vậy. Đừng khiến bàn tay của bạn phải bấm bàn phím máy tính hay may vá liên tục trong nhiều giờ liền.

Vào ban đêm bạn có thể nẹp ngón tay ở tư thế duỗi để tránh co rút ngón tay do tư thế tránh đau tự nhiên khi ngủ.

Đồng thơi bạn có thể ngâm tay trong nước nóng vào mỗi buổi sáng và hai lần trong ngày để giúp tay bớt đau và giảm dính gập và giúp làm sạch cũng như để những ngón tay được thư giãn.

Nếu ngón tay bạn mới “dở chứng” trong vòng 3 tháng trở lại và bật nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc chống sưng giúp dây gân co ngón tay bớt sưng, bớt đau.

Ngoài ra phương pháp bấm huyệt cũng rất hiệu quả nhưng tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất.

Tiểu Bùi

Theo chuyên đề SKGĐ - NBX Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/ngon-tay-bat-ban-da-tung-nghe-den-can-benh-nay-chua-23817/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY