Dinh dưỡng hôm nay

Người bệnh mỡ máu cao có ăn sầu riêng được không?

Tăng mỡ máu, còn được gọi là tăng lipid máu hay rối loạn mỡ máu, đề cập đến mức độ cao hơn bình thường của một hoặc nhiều chất lipid trong huyết tương, bao gồm cholesterol, triglycerid, phospholipid và axit béo không tự do.

Bệnh xảy ra chủ yếu do chuyển hóa chất béo bất thường trong cơ thể và chịu ảnh hưởng rất lớn từ chế độ ăn uống hàng ngày.

Người bị mỡ máu cao có ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một loại trái cây được mọi người rất ưa chuộng, bởi nó rất giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất bột đường và rất giàu vitamin, khoáng chất. Tiêu thụ lâu dài rất có lợi cho cơ thể.

Tuy nhiên, sầu riêng cũng chứa nhiều đường. Nếu ăn quá no sẽ dẫn đến thừa cân béo phì, cũng không có lợi cho việc kiểm soát mỡ máu. Ngoài ra, sầu riêng chứa nhiều ion kali. Đối với bệnh nhân suy tim và bệnh nhân suy thận, ion kali là một chất có hại.

Vì vậy, người bệnh mỡ máu cao không nên ăn sầu riêng nhé.

Người bị mỡ máu cao không nên ăn sầu riêng.

Bên cạnh sầu riêng, người bị mỡ máu cao cũng cần chú ý khi ăn bơ. Quả bơ rất giàu protein và chất dinh dưỡng giúp bổ sung chất dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời nó cũng có tác dụng trì hoãn sự lão hóa nhất định.

Tuy nhiên, chất béo có trong quả bơ là axit béo không bão hòa. Nếu tiêu thụ vừa phải giúp làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp và giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Nhưng khi người bệnh ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong bơ tương đối cao và lượng calo cung cấp cũng tương đối lớn.

Lượng calo đi vào cơ thể vượt quá lượng calo tiêu thụ, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng calo dư thừa thành mỡ tích trữ, dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ máu của người bệnh, thậm chí còn làm bệnh phát triển nặng thêm, gây hại cho sức khỏe.

Làm thế nào để ổn định mỡ máu ở bệnh nhân mỡ máu cao?

1. Mỡ trong máu thấp hơn bắt đầu với bữa sáng

Những người quan tâm đến sức khỏe chắc hẳn không còn xa lạ với thực phẩm từ ngũ cốc, chứa rất ít chất béo và calo. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực phẩm từ ngũ cốc không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng giảm mỡ máu.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực phẩm từ ngũ cốc không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng giảm mỡ máu.

2. Giảm ăn dầu mỡ động vật

Nhiều bệnh nhân tăng mỡ máu trực tiếp cắt bỏ toàn bộ chất béo trong chế độ ăn, nhưng điều này thực tế không cần thiết, vì cắt bỏ hoàn toàn lượng chất béo cũng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng dinh dưỡng.

Khi nấu ăn, bạn hãy cố gắng chọn các loại dầu lành mạnh, giàu axit béo không bão hòa như dầu hạt cải, dầu ô liu,… cố gắng ăn ít mỡ động vật.

3. Không nên ăn quá nhiều

Ăn đến khi no 70% là đủ. Trạng thái 70% no tức là dù bạn có dừng đũa lúc này cũng không thấy đói và không thấy no. Điều này không chỉ giúp ích cho quá trình tiêu hóa của dạ dày mà còn giúp kiểm soát chế độ ăn uống. Việc ăn vừa đủ này giúp giảm mỡ máu ở một mức độ nhất định.

4. Tập thể dục là cần thiết

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu đều thừa cân. Càng béo phì thì càng dễ mắc phải căn bệnh này, do đó cần tập thể dục hàng ngày, không chỉ để giảm cân mà còn kiểm soát mỡ máu trong giới hạn bình thường.

Mỡ máu cao là nguy cơ dẫn đến bệnh huyết áp cao, tiểu đường,… Vì vậy, khi bị tăng mỡ máu, bạn nên đến bệnh viện kịp thời để tránh gây hại cho cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.

Xem thêm: Ngồi sai cách khi đi vệ sinh khiến bạn có nguy cơ ung thư ruột cao hơn

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/nguoi-benh-mo-mau-cao-co-an-sau-rieng-duoc-khong-35754/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY