Có rất nhiều quan niệm truyền thống của người xưa nếu nhìn nhận theo quan điểm hiện đại ngày nay sẽ khiến nhiều người chép miệng không để ý, cho là không còn phù hợp.
Tuy nhiên trên thực tế, những quan niệm ấy lại hợp với đạo lý ở đời, hợp với lẽ trời, chúng chính là kết tinh của trí tuệ nhân loại. Bởi thế đây mới là những điều chúng ta cần coi trọng.
Người xưa có câu: "Là phúc thì không phải hoạ, là hoạ thì khó tránh khỏi". Con người chúng ta sống trong thời đại ngày nay chỉ mải mê theo đuổi hưởng thụ những thứ vật chất dư thừa, mà ít ai để ý đến họa phúc tương sinh.
Bởi phàm là chuyện gì cũng đều có hai mặt của nó. Muốn biết một sự việc là phúc hay họa không đơn thuần chỉ nhìn vào kết quả trước mắt, mà trong nhiều trường hợp, chúng ta cũng cần phải xem xét tổng thể cả những tác động mà nó đem lại.
Bởi đâu phải ai cũng may mắn trải qua cuộc sống êm đềm. Cuộc đời mỗi người không thể luôn bằng phẳng, thuận lợi, nhưng chung quy cũng sẽ không rơi vào cảnh cùng đường tuyệt vọng nếu cứ sống lương thiện tử tế.
Đôi khi chúng ta nghĩ một việc gì đó là điềm xấu, nhưng thực tế nó lại là việc tốt. Dưới đây là 3 việc, nhìn bề ngoài tưởng chừng là việc dại dột, nhưng lại là việc mang lại nhiều giá trị tốt đẹp. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ tích thêm nhiều phúc đức cho bản thân.
Vạn vật trên thế gian đều vận hành theo quỹ đạo tuần hoàn lặp đi lặp lại bất kể ở thời đại nào.
Thời điểm chúng ta lựa chọn làm một việc nào đó, chuyện này có thể mang lại lợi ích, cũng có thể đem đến tai ương, rắc rối cho chúng ta. Điều này phụ thuộc vào lựa chọn của mỗi người.
Rất nhiều người cho rằng, kẻ thấy lợi ích và phần thưởng ngay trước mắt mà không đi giành lấy chính là kẻ ngốc. Nhưng trong thực tế, những thứ này chưa chắc đã cần thiết trong cuộc sống chúng ta.
Khi chúng ta cố cưỡng cầu có được một thứ gì đó, việc này có thể sẽ vô tình làm tổn thương đến người vốn nên sở hữu thứ đó. Mà kết quả của hành động này chính là gây tổn hại đến phúc báo của bản thân ta sau này.
Kiểu được mất này có thể tạm thời chưa nhìn ra được kết quả, nhưng lâu dần, nếu không cân nhắc sao cho thoả đáng, chúng ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho hành vi của mình.
Sẽ có những lúc một chuyện mà chúng ta làm tưởng là phải thua lỗ thiệt thòi, cho rằng đó là một tai hoạ nhưng trên thực tế, có cho đi mới nhận lại, có buông bỏ, từ bỏ thì mới có được.
Khi chúng ta lựa chọn từ bỏ, không cưỡng cầu thứ này, ông trời nhất định sẽ bù đắp cho chúng ta thứ khác, chứ tuyệt đối không lấy hết của ai cái gì.
Cổ nhân thường nói "tái ông thất mã, yên tri phi phúc" chính là nói về đạo lý này.
Mọi người thường nói chịu thiệt chính là phúc, nhưng đến khi thật sự phải chịu thiệt, số người có thể dùng tâm thái ấy để đối đãi với người khác thực ra chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Nếu không muốn chịu thiệt, trừ phi mình có công danh, có lợi ích để mưu cầu. Cho nên chúng ta một khi đã xem trọng danh lợi thì ắt sẽ khó mà từ bỏ được công danh lợi lộc ngay trước mắt mình.
Hay giống như trong môi trường công sở, đôi khi chúng ta phải đối mặt với những dự án do cấp trên hay đồng nghiệp đùn đẩy qua, luôn nghĩ rằng đây đâu không phải là phần việc của mình, cảm thấy bản thân phải chịu thiệt thòi, ức hiếp, bị đối phương lợi dụng, sau đó tự thấy tức giận bất bình cho bản thân.
Về lâu dài, tâm lý không muốn chịu thiệt này không những làm bành trướng lòng ham muốn công danh lợi lộc của bản thân, mà trong suốt quá trình đó, có thể sẽ nảy sinh đủ loại tâm cơ, mưu đồ chỉ vì không muốn để bản thân chịu thua thiệt, thiệt thòi.
Rất nhiều người trong chúng ta luôn hi vọng trong cuộc sống, mình được đối xử công bằng như những người khác, cho dù là trong công việc hay cuộc sống hàng ngày, chỉ cần bỏ công sức ra là nhất định phải nhận được kết quả ngay.
Tuy nhiên, hiện thực luôn có những lúc không được như mong đợi, đó là lẽ hiển nhiên.
Có những người vừa phải chịu thiệt thòi đã hoài nghi bản thân, thậm chí rơi vào trạng thái u uất khó chịu trong thời gian dài.
Nhưng người xưa có câu "chịu thiệt là hành phúc". Nếu không nhìn sự việc theo hướng tiêu cực, đừng vội cho rằng mình phải chịu thiệt thòi, chúng ta sẽ nhận ra rằng:
Xét từ các góc độ khác, khi biết chịu thiệt thòi, chấp nhận chịu thiệt một cách vui vẻ thì kỹ năng trong đối nhân xử thế, trạng thái tâm lý và công việc của bản thân chúng ta cũng đều được lợi.
Chịu thiệt nhiều khi không nhất định là phải chịu tổn thất mà ngược lại, nó lại là một món lợi, là kinh nghiệm giúp chúng ta trưởng thành hơn.
Thực ra nhượng bộ cũng là một việc mà rất nhiều người trong cuộc sống hiện nay khó lòng chấp nhận.
Chính vì thế mà họ, cho dù gặp chuyện gì cũng phải tranh giành đến anh ch*t thì tôi sống, nói lý lẽ với nhau cũng chẳng ai mảy may nảy sinh ý định nhượng bộ.
Người không muốn nhường nhịn người khác, đôi khi có thể do sự kiên quyết duy trì quan điểm của bản thân nhưng nhiều khi nó xuất phát từ lòng cố chấp của bản thân, lúc nào cũng cảm thấy mình "cây ngay không sợ ch*t đứng", không thể nhượng bộ đối phương.
Lâu dần, người như vậy sẽ biến thành người hẹp hòi, ích kỷ trong mắt người khác.
Còn những người sẵn sàng tình nguyện nhượng bộ người khác thường có tấm lòng rộng mở, bao dung.
Họ biết đứng ở vị trí của người khác để hiểu và thông cảm cho đối phương, họ biết tư duy theo nhiều chiều, rằng cách làm của đối phương chưa chắc đã là không thích hợp, chưa biết chừng còn xuất sắc, vượt trội hơn cách làm của bản thân mình.
Hơn nữa, khi sự việc đã trôi qua, sau này khi quay đầu nhìn lại những lúc chúng ta từng không ngừng tranh chấp ganh đua lẫn nhau trước đây, chúng ta sẽ cảm thấy hổ thẹn vì lòng hẹp hòi lúc ấy.
Người xưa có nói "hiểu được thiện ác mới hiểu được phúc họa". Bởi từ xa xưa, người phương Đông rất coi trọng yếu tố hoà hợp giữa con người với thiên nhiên trời đất, vì thế nên cũng rất xem trọng luật nhân quả.
Việc cân nhắc đến sự được mất của một việc gì đó, thực ra cũng là đang lựa chọn con đường tiến lui cho mình, và phúc họa cũng đồng thời tồn tại trong đó.
Người có tấm lòng hướng thiện, luôn chân thành suy nghĩ vì đối phương sẽ khó tránh khỏi vấp phải những chuyện không thuận lợi nhưng đến cùng vẫn sẽ nhận được thiện báo.
Còn người hay làm việc ác cứ tưởng rằng đã chiếm được món hời, hưởng thụ những thứ tốt đẹp nhưng đó cũng chỉ là do báo ứng chưa đến, một khi đến thì hối hận cũng không kịp.
Sống trên đời, mỗi chúng ta đều nhất định phải nhớ, nhượng bộ một chút sẽ cẳng thiệt thân mà còn khiến mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, dễ xử lý hơn.
"Lùi một bước trời yên biển lặng". Nếu cứ việc gì cũng làm căng lên, hẳn sẽ đến lúc "căng quá sẽ đứt", kéo theo vô số thảm họa mà có khi chúng ta không lường trước được.
Sự cố chấp không giúp sự việc được giải quyết một cách êm thấm, cho dù sự việc đó có xảy ra ở trong bất cứ môi trường nào. Sự cố chấp có thể dẫn đến sự đổ vỡ, thù hằn…
Bởi vậy, hãy suy nghĩ về việc nhượng bộ người khác khi xảy ra tranh chấp, kết quả sẽ mang lại lợi ích tốt đẹp cho cả đôi bên.
Theo Pháp luật và Bạn đọc
Theo kienthuc.trithuccuocsong.vn
Link bài gốc
Lấy linkĐóng
http://kienthuc.trithuccuocsong.vn/kho-tri-thuc/nguoi-lam-duoc-3-viec-nay-cang-song-cang-huong-phuc-day-5544643.html