Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị MỘNG DU

Mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ, là tình trạng người bệnh đi lại hay di chuyển như thể họ đang thức nhưng thật ra là đang trong giấc ngủ. Mộng du có thể xuất hiện cả ở người lớn và trẻ em, nam giới và nữ giới.

Nguyên nhân của bệnh mộng du

Nguyên nhân chính xác của mộng du chưa được hiểu rõ, mặc dù các nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ thường dễ bị mộng du hơn do não bộ của trẻ còn đang trong quá trình trưởng thành.

Những nguyên nhân đã được biết đến của hiện tượng mộng du:

- Các rối loạn giấc ngủ kèm theo, đặc biệt là chứng chưng thở khi ngủ.

- Thiếu ngủ

- Uống rượu

- Sốt hoặc ốm

- Đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai

- Luyện tập thể thao quá sức hoặc quá mệt mỏi

- Các kích thích từ môi trường

- Đầy bàng quang

- Ngủ ở một môi trường lạ

- Căng thẳng

- Sự lo sợ của trẻ nhỏ

- Các loại thuố như phenothiazine, chloral hydrate, zolpidem và lithium.

Một số tình trạng bệnh lý như đột quỵ, chấn thương vùng đầu, đau nửa đầu hoặc rối loạn co giật cũng có thể dẫn đến mộng du.

Triệu chứng của mộng du

Mộng du xảy ra sớm vào ban đêm, thường một tới hai giờ sau khi ngủ. Mộng du ít xảy ra trong các giấc ngủ trưa. Một đợt mộng du thường kéo dài vài phút, nhưng có thể lâu hơn.

Người đang bị mộng du có thể:

- Đứng dậy khỏi giường và đi loanh quanh

- Ngồi trên giường và mở mắt

- Biểu hiện mắt đờ đẫn, vô hồn

- Không trả lời hoặc giao tiếp với người khác

- Khó tỉnh dậy trong cơn

- Mất định hướng hay lú lẫn một thời gian ngắn sau khi tỉnh dậy

- Không nhớ đợt mộng du

- Rối loạn chức năng hoạt động trong ngày vì bị mất ngủ

- Gặp những điều đáng sợ lúc ngủ ngoài việc mộng du

Đôi khi, một người đang mộng du sẽ:

- Làm các hoạt động thường ngày, như thay quần áo, nói chuyện hay ăn uống

- Rời khỏi nhà

- Lái xe

- Hành vi bất thường, như đi tiểu vào tủ quần áo

- Quan hệ tình dục mà không nhận thức được

- Bị chấn thương, bằng cách té cầu thang hoặc nhảy ra cửa sổ

-Trở nên hung hăng ngay sau khi tỉnh dậy hay trong lúc mộng du

Cách điều trị mộng du

Nếu là trẻ em, cần loại bỏ nguyên nhân gây ra căng thẳng, thiếu ngủ, stress, tránh bạo lực cho trẻ vào buổi tối. Giúp trẻ ngủ đúng giờ điều độ, môi trường ngủ thích hợp. Nên cho trẻ ngủ ở tầng trệt, đóng cửa sổ phòng khi ngủ. Nếu trẻ xảy ra nhiều cơn mộng du trong thời gian ngắn thì phải đưa ngay đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tâm lý để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả về sau.

Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác...

Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.

Hoài Nguyễn

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-mong-du-25454/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY