Tại phiên thảo luận hội trường đã có 19 đại biểu quốc hội phát biểu. bộ trưởng bộ tài chính hồ đức phớc đã có báo cáo giải trình, làm rõ một số ý kiến đại biểu quốc hội quan tâm.
Qua thảo luận cho thấy, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tham gia nhiều ý kiến và các điều khoản cụ thể như phạm vi, đối tượng điều chỉnh, giải thích từ ngữ, tính cụ thể, tính thống nhất của dự thảo Luật với các luật khác liên quan.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo giải trình, làm rõ một số ý kiến đại biểu. (Ảnh: VPQH) |
Các ý kiến cho rằng, Luật Giá năm 2012 đã có những đóng góp nhất định trong quá trình kiểm soát giá, góp phần kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về giá cả. Công tác dự báo, ứng phó với những biến động bất thường còn hạn chế; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong việc thực thi pháp luật về giá. Do đó, Luật sửa đổi lần này cần nhấn mạnh đến công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, quản lý giá và sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong việc thực thi pháp luật về giá.
Theo đại biểu, Chương 7 về kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá chỉ có ba điều, khoản; chưa làm rõ được nội dung giám sát tuân thủ việc thực thi pháp luật. Do đó, cơ quan soạn thảo cần gia cố thêm nội dung và làm rõ hơn vai trò của cơ quan tham gia trong việc kiểm tra, hậu kiểm, giám sát tuân thủ việc thực thi pháp luật cũng như việc xử phạt khi vi phạm các điều khoản của luật này.
Ngoài ra, thực tế cho thấy tình trạng khi giá xăng dầu tăng lên thì nhiều mặt hàng khác tăng theo, tăng rất nhanh và có khi tăng thiếu căn cứ nhưng không có công cụ để kiểm tra. Khi giá xăng dầu giảm, các mặt đó không hạ giá và không có điều kiện để kiểm tra. Từ đó tạo ra mặt bằng giá mới, gây khó khăn cho người dân, người tiêu dùng, người có thu nhập thấp. Đặc biệt, hiện nay người dân quan tâm đến giá dịch vụ y tế, do đó đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét kéo dài thời gian áp dụng khoản 3 trong Nghị quyết số 30 của Quốc hội.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh đề nghị nhấn mạnh đến công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, quản lý giá. (Ảnh: VPQH) |
Về bình ổn giá xăng dầu, ý kiến đại biểu cho rằng chỉ nên can thiệp vào thị trường ở một vài thời điểm nhất định, cần có sự điều chỉnh phù hợp để đảm bảo ổn định thị trường, đồng thời cũng hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp. Không đồng tình với việc tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đại biểu cho rằng Quỹ bình ổn giá không phải là một biện pháp để bình ổn giá, dự thảo Luật cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng.
Các ý kiến cũng góp ý về các nội dung như nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước; các hành vi bị cấm; công khai thông tin về giá; thẩm định giá; thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về giá, phân công phân cấp giữa các cơ quan quản lý về giá; nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, trách nhiệm của xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá, thẩm định giá của Nhà nước, Hội đồng thẩm định giá…
Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề bình ổn giá xăng dầu. (Ảnh: VPQH) |
Phát biểu giải trình, bộ trưởng bộ tài chính hồ đức phớc nêu rõ, bộ tài chính được chính phủ giao chủ trì soạn thảo dự án luật này. thay mặt cơ quan soạn thảo, bộ tài chính tiếp thu tối đa các ý kiến thảo luận của các đại biểu quốc hội tại tổ và tại hội trường, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự án luật để trình quốc hội xem xét.
Về mối quan hệ của luật giá (sửa đổi) và các luật khác, bộ trưởng cho biết hiện có 21 luật có quy định về giá. để khắc phục những chồng chéo giữa các luật chuyên ngành, tăng cường tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về giá; luật giá (sửa đổi) sẽ điều chỉnh toàn diện những vấn đề về giá; quy định thống nhất danh mục hàng hóa. tuy nhiên, đối với một số mặt hàng đặc thù, chuyên ngành thì quy định rõ những vấn đề về nguyên tắc, phương pháp, quy trình định giá thực hiện theo quy định tại luật chuyên ngành.
Về hiệp thương giá, Dự án Luật lần này không xác định phạm vi và chỉ có doanh nghiệp với doanh nghiệp hiệp thương giá với nhau, cơ quan nhà nước sẽ đóng vai trò là trọng tài.
Đối với ý kiến đại biểu đề nghị đưa sách giáo khoa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa, Bộ trưởng cho biết, ý kiến này có cơ sở và phù hợp với thực tiễn. Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban tài chính ngân sách trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo để có quy định phù hợp.
Về vấn đề kê khai giá, Bộ trưởng cho rằng, giữa rất nhiều loại giá với những vai trò khác nhau, cần tập trung vào một số giá cụ thể để đảm bảo hiệu quả điều chỉnh với nguồn lực hữu hạn. Bộ trưởng nhấn mạnh, kê khai giá là nhằm yêu cầu giải trình khi giá cả có thay đổi, đảm bảo không biến động giá đột ngột. Ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu và quy định chi tiết hơn nữa về nội dung này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo giải trình trước Quốc hội. (Ảnh: VPQH) |
Ngoài ra, đối với nhiều nội dung khác của Dự án Luật, Bộ Tài chính sẽ tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội; lấy ý kiến các đối tượng tác động; tham vấn ý kiến chuyên gia để tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật này trình Quốc hội xem xét.
Chủ đề liên quan:
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chương trình Kỳ họp thứ 4 Luật Giá sửa đổi Quốc hội khóa XV