Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những căn bệnh chết người liên quan đến đồ ăn nhanh nhiều người vẫn tặc lưỡi cho qua

Bất chấp những cảnh báo về sức khỏe trong nhiều thập kỷ, nhiều người đang ăn nhiều thức ăn nhanh hơn bao giờ hết. Có thể không phải ngẫu nhiên mà tình trạng béo phì và thừa cân cũng đang gia tăng ở mức kỷ lục.

Nhưng ngoài việc mang lại trải nghiệm khó chịu trên vóc dáng cơ thể, việc ăn thức ăn nhanh thường xuyên có liên quan đến 5 căn bệnh mãn tính nghiêm trọng. Nó đủ nguy hiểm để khiến bạn muốn loại bỏ loại thực phẩm này ra khỏi thói quen ăn uống hàng ngày.

1. Bệnh tim

Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến - về cơ bản là thức ăn nhanh - có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Các chuyên gia như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên hạn chế lượng chất béo bão hòa không quá 13 gam mỗi ngày.

Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc tinh chế, như bánh mỳ và bánh gạo, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì, cũng như natri làm tăng huyết áp.

2. Hội chứng chuyển hóa

Nước ngọt, thức ăn nhanh thực sự có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thường xuyên uống nước ngọt có đường hoặc nước ngọt dành cho người ăn kiêng làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa.

Nước ngọt, thức ăn nhanh thực sự có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đây là một tình trạng liên quan đến huyết áp, lượng đường trong máu và chất béo trung tính cao, cholesterol HDL thấp và vòng eo lớn, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và sa sút trí tuệ.

3. Bệnh tiểu đường type 2

Béo phì, ăn quá nhiều đường, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, tất cả đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2, một tình trạng mà cơ thể không thể xử lý lượng đường trong máu một cách chính xác.

Đó là bởi vì cơ thể trở nên đề kháng với insulin, loại hormone được giao cho công việc quan trọng đó.

Một nghiên cứu kéo dài 15 năm cho thấy nguy cơ phát triển kháng insulin tăng gấp đôi khi bạn ăn thức ăn nhanh hơn hai lần mỗi tuần.

4. Huyết áp cao

Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, calo và natri, ba yếu tố ảnh hưởng xấu đến huyết áp. Tiêu thụ quá nhiều khiến bạn có nguy cơ bị huyết áp cao, từ đó dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đối tượng nghiên cứu ăn một bữa ăn nhanh giàu chất béo sẽ thấy huyết áp của họ tăng 1,25 đến 1,5 lần so với nhóm ăn một bữa ăn ít chất béo.

5. Ung thư

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ đường bổ sung và thịt chế biến làm tăng nguy cơ ung thư.

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên BMJ đã phát hiện ra rằng việc tăng 10% thực phẩm chế biến cực nhanh (thực phẩm chế biến từ nhà máy chứa nhiều chất béo, chất béo bão hòa, đường và muối) trong chế độ ăn uống của một người có liên quan đến nguy cơ ung thư cao hơn 12%.

Tiêu thụ đường bổ sung và thịt chế biến làm tăng nguy cơ ung thư.

Đồ uống, sản phẩm có đường, chất béo và nước sốt có liên quan mạnh mẽ nhất đến nguy cơ ung thư cao, trong khi thực phẩm chế biến có đường có liên quan mạnh mẽ nhất đến ung thư vú.

Thực phẩm chế biến nói chung rất có hại cho sức khỏe. Tất cả các chế độ ăn uống lành mạnh đều được khuyên nên hạn chế hoặc tránh thực phẩm chế biến để ngăn ngừa bệnh mãn tính và duy trì sự khỏe mạnh.

Xem thêm:

Bé gái 4 tuổi tử vong vì nhiễm khuẩn huyết, lẽ ra bé có cơ hội sống nếu bác sĩ hành động sớm hơn

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-can-benh-chet-nguoi-lien-quan-den-do-an-nhanh-nhieu-nguoi-van-tac-luoi-cho-qua-32822/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY