Dinh dưỡng hôm nay

Những công dụng bất ngờ của bắp cải

Bắp cải là loại rau rất quen thuộc, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có thể dùng để để làm đẹp và chữa được nhiều bệnh.

Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của bắp cải. Do đó, bắp cải được người La Mã trân trọng gọi là "Loại rau thứ nhất".

Ở Việt Nam, bắp cải là loại rau phát triển mạnh vào mùa đông và mùa xuân, ngoài giá trị dinh dưỡng cao và giá cả rẻ phù hợp trong bữa ăn hàng ngày, thì tác dụng chữa bệnh của bắp cải được ít người biết đến.

Được biết, thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Đặc biệt, trong cải bắp còn chứa các chất có thể chống lại tế bào ung thư trong cơ thể như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol. Chúng là những chất kích thích các enzym để kiềm chế tốc độ tăng trưởng khối u.

Theo những nghiên cứu khoa học mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Michigan (Mỹ), trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol. Qua thực nghiệm cho thấy chất này làm giảm tỷ lệ ung thư vú. Do đó, những phụ nữ ăn 4-5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú. Nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, những phụ nữ tiêu thụ một số lượng nhất định các loại rau như bắp cải, bông cải xanh giảm nguy cơ của các triệu chứng ung thư vú.

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu cũng cho thấy, tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%. Chất beta-carotene trong bắp cải cũng có thể giảm ung thư tuyến tiền liệt.

Rau bắp cải còn chưa rất nhiều hàm lượng kali, tốt cho sức khỏe tim mạch và duy trì lưu thông máu khỏe mạnh đồng thời tránh tắc nghẽn các mạch máu đến tim. Kali cũng là một hợp chất tốt để làm giảm các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Hàm lượng kali cao trong bắp cải là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo tốt cho bệnh tăng huyết áp.

Bên cạnh đó, tiêu thụ cải bắp kết hợp với nước cam hoặc nước bưởi có khả năng tối ưu hóa sự hấp thụ chất sắt từ bắp cải, từ đó giúp thúc đẩy quá trình hình thành của các tế bào hồng cầu và tránh được các triệu chứng của bệnh thiếu máu.

Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp…

Rất nhiều người chọn bắp cải là thực phẩm cho chế độ ăn kiêng, bởi vì bắp cải làm sạch và giải độc cơ thể. Điều này khiến cho bắp cải là một loại thực phẩm bổ dưỡng với bất cứ chế độ ăn nào.

Bắp cải giàu vitamin C, do đó công dụng của bắp cải còn là làm cho hệ thống miễn dịch phát triển mạnh hơn, chống lão hóa, ngừa ung thư và giúp cơ thể giải độc hiệu quả. Vitamin C cũng rất tốt cho chăm sóc sức khỏe làn da. Tuy nhiên, bắp cải thực sự tỏa sáng khi nói đến các chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrients), một đội quân bảo vệ tế bào.

Bắp cải còn chứa rất nhiều chất giúp giảm sưng trong các mô. Đồng thời, bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề sức khỏe khác vì tình trạng viêm có liên quan đến rất nhiều bệnh như ung thư, bệnh tim, tiểu đường và bệnh Alzheimer.

Theo các nghiên cứu mới nhất, chế độ ăn nhiều bắp cải đã được thấy là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2. Những người tuân thủ chặt chẽ nhất chế độ ăn kiểu Bắc u, bao gồm rất nhiều rau củ, cá, táo, lê, yến mạch và bánh mì lúa mạch đen, có khả năng mắc bệnh ít hơn tới 38%.

Trong cải bắp cũng có chứa vitamin U, có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột, do đó, bắp cải có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng. Nếu bạn bị loét dạ dày, tá tràng hãy uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt. Bắp cải cũng là một loại rau giúp việc đại tiện dễ dàng do có nhiều hàm lượng chất xơ trong rau và có thể giúp giảm cholesterol "xấu" (LDL) và kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, bắp cải, nhất là bắp cải đỏ, có vẻ tăng hàm lượng beta-caroten, lutein và các chất chống oxy hóa bảo vệ tim khác. Nó cũng giúp giảm một chất gọi là LDL “oxy hóa”, có liên quan với xơ cứng động mạch. Và vì bắp cải giúp giảm viêm, nó có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Bắp cải cũng rất có lợi cho sức khỏe của não bộ do có chưa rất nhiều vitamin K và anthocyanin, có thể giúp cho sức khỏe tâm thần và sự tập trung trí óc. Các dưỡng chất này cũng có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí, bắp cải rất có lợi cho sức khỏe não bộ của bạn.

Còn nếu bạn đau đầu, hãy dùng lá bắp cải như một miếng gạc ấm, hoặc nghiền lá bắp cải và đặt nó trên trán thì sẽ làm giảm cơn đau. Đối với bệnh đau đầu mạn, uống nước ép bắp cải (25-50ml) có thể giúp xóa bỏ những cơn đau phiền toái.

Đáng chú ý, bắp cải còn là một nguồn giàu rau quả có chứa beta-carotene. Vì vậy, các bác sỹ thường khuyến cáo mọi người, nhất là những người có tuổi hãy thường xuyên ăn bắp cải để tang cường khả năng ngăn chặn sự thoái hóa điểm vàng và có thể cải thiện sức khỏe mắt cũng như ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Loại rau này còn chứa các khoáng chất như canxi, magiê và kali. Khoáng chất này được biết đến với khả năng duy trì sức khỏe của xương.

Đặc biệt, axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, vì vậy, cho phụ nữ mang thai ăn bắp cải giúp hỗ trợ nhu cầu dinh dưỡng axit folic.

Ánh Dương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/nhung-cong-dung-bat-ngo-cua-bap-cai-27330/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY