Dinh dưỡng hôm nay

Những đại kỵ khi ăn LÒNG LỢN

Khi ăn nội tạng bạn cần phải biết rõ nguồn gốc của loại thực phẩm mình ăn, tránh mua hoặc ăn nhầm loại thực phẩm không an toàn.

Những đại kỵ khi ăn lòng lợn:

Không nên ăn quá nhiều lòng lợn

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 50-70g đối với người lớn; 30-50g đối với trẻ nhỏ. Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch tuyệt đối không nên ăn lòng lợn, vì chúng dễ khiến tình trạng bệnh xấu hơn.

Không ăn nội tạng không rõ nguồn gốc

Theo các cơ quan chức năng, hiện nay trên thị trường đã tồn tại tình trạng thương lái nhập lậu nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí bị ôi, thiu rồi giao cho cá cửa hàng chế biến hay các điểm bán lẻ nội tạng.

Cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều lần hàng tấn nội tạng động vật đã bốc mùi thối, được nhập từ Trung Quốc về, sau đó tẩy rửa bằng hóa chất rồi đem bán ra thị trường.

Loại nội tạng này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe, vì vậy, khi ăn nội tạng bạn cần phải biết rõ nguồn gốc của loại thực phẩm mình ăn, tránh mua hoặc ăn nhầm loại thực phẩm đáng sợ nêu trên.

Không ăn nội tạng để qua đêm

Nội tạng là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, bạn cần chế biến ngay khi mua về để tránh tình trạng ôi thiu, lên mùi khó chịu hoặc nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Nên dùng chanh, giấm, muối hạt làm sạch các loại nội tạng như ruột non, dạ dày... để chúng được thơm ngon. Còn với những bộ phận khác như tim, gan, bầu dục nên cắt bỏ phần hôi, nặn hết máu động, trần qua nước sôi trước khi sử dụng.

Ngay cả khi đã nấu chín và không sử dụng hết, lượng nội tạng thừa cũng nên bỏ đi không nên ăn sau khi đã để qua đêm vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc cho bạn.

Không ăn nội tạng bị ngâm hóa chất

Nếu ăn phải lòng lợn không đảm bảo chất lượng, sử dụng hóa chất để làm sạch sẽ làm tăng nguy cơ chất độc hại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Do đó, chuyên ra đưa ra lời khuyên nên mua thực phẩm ở cơ sở có uy tín. Khi ăn phải làm sạch, nấu chín.

Những người không nên ăn lòng lợn:

Người có hệ tiêu hoá kém

Lòng lợn rất giàu đạm và nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn, nên nó khó tiêu hóa và có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn gặp bất ổn. Đặc biệt, trường hợp bạn ăn phải lòng lợn không được làm sạch hay không được nấu chín sẽ dễ bị tiêu chảy, kiết lỵ, hoặc cả viêm gan.

Vậy nên, nếu bạn có 1 hệ tiêu hóa kém ổn định, hoặc cơ thể đang trong tình trạng không khỏe mạnh thì tránh ăn lòng lợn để không tạo áp lực lên hệ tiêu hóa và khiến cơ thể có thể nhiễm thêm bệnh.

Người bị bệnh tim mạch

Lòng lợn là thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu, hoàn toàn không tốt cho người bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao. Nếu không muốn tình trạng bệnh chuyển biến xấu thì tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa với lòng lợn.

Người bị bệnh gout, bệnh thận cần kiêng đạm cũng cần giảm tránh món lòng lợn.

Người bị cảm, mệt mỏi

Cháo lòng có rất nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Những bệnh này có thể lây sang người ăn. Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, không nên ăn cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh.

Bà bầu không nên ăn lòng lợn

Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.

Ngoài ra, nếu gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao - chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh, trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.

Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.

Một người nên ăn bao nhiêu lòng lợn là vừa?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, người lớn chỉ ăn khoảng 50 - 70 g lòng lợn cho 1 lần và 1 tuần chỉ nên ăn 1 - 2 lần, với trẻ nhỏ thì chỉ 30 - 50 g cho 1 lần ăn.

Lòng lợn dù được làm sạch tới đâu vẫn là những bộ phận nội tạng, có nguy cơ chứa mầm bệnh và nhiều vi khuẩn, chưa kể chứa nhiều cholesterol xấu, vì vậy mặc dù là lòng lợn sạch thì cũng không nên ăn quá nhiều, sẽ không thực sự tốt cho sức khỏe.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/nhung-dai-ky-khi-an-long-lon-28354/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY