Dinh dưỡng hôm nay

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang “kêu cứu” vì thừa đường

Đường là nguồn dinh dưỡng và nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động của mỗi con người. Tuy nhiên, rất nhiều người ăn uống đồ ngọt không kiểm soát, dẫn đến dư thừa đường. Cơ thể nạp quá nhiều đường thường có các biểu hiện: Thèm ăn, mệt mỏi, khô miệng, mất khả năng tập trung...

Tăng cân

Tăng cân là một dấu hiệu dễ nhận biết trong việc dư thừa đường. Theo một nghiên cứu, đường có liên quan đến chứng béo phì ở trẻ em. Lượng calo trong đường gây ức chế tế bào đốt chất béo và làm tăng lượng insulin, gây rối loạn trao đổi chất cơ thể dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, đường cũng có khả năng tăng ghrelin đây là một hormone gây cảm giác đói, khiến bạn ăn nhiều ăn và tăng cân.

Liên tục đói

Sự thèm ăn của bạn mất kiểm soát. Nó diễn ra ngay cả khi bạn chỉ vừa mới ăn trước đó vài giờ. Nguyên nhân là do cơ thể bạn đang giữ mức đường trong máu cao. Nó không cho phép các glucose đi vào sâu các tế bào, giúp sản xuất ra năng lượng. Vì vậy, cần tiết chế, thực hiện chế độ ăn không đường.

Vấn đề về da

Một ngày nào đó khi da bạn báo động với tình trạng mụn trứng cá, khô hay nhờn quá mức thì rất có thể là do lượng đường dư thừa gây nên. Chúng còn là “thủ phạm” gây ra những quầng thâm dưới mắt. Để cải thiện vấn đề này, bạn cần cắt giảm lượng

Mệt mỏi thường xuyên

Khi đường huyết cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả, và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết. Điều này đã khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.

Thường xuyên bị ốm

Đường ức chế hệ thống miễn dịch vì vậy nó làm suy yếu khả năng chống đỡ căng thẳng và bệnh mãn tính của cơ thể. Nếu bạn hay bị ốm hoặc thường xuyên phải dùng thuốc chữa cảm lạnh thông thường, hãy kiểm tra chế độ ăn uống của bạn, rất có thể thủ phạm là lượng đường tiêu thụ. Một chế độ ăn thanh lọc cơ thể có thể giúp ích rất tốt cho hệ thống miễn dịch của bạn.

Đi tiểu thường xuyên

Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến cho thận phải làm việc quá sức không thể tái hấp thu chất lỏng. Chính điều này dẫn tới việc cơ thể luôn luôn cố gắng phải cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong các tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào, do đó làm tăng nồng độ glucose bình thường. Điều này dẫn đến đi tiểu thường xuyên.

Khô miệng, khát nước

Do đi tiểu thường xuyên nên cơ thể bạn bị mất nước. Lượng nước bị thoát ra sẽ khiến cơ thể mất đi độ ẩm, làm miệng lưỡi bạn bị khô. Lượng đường quá nhiều còn gây ra những cơn khát quá mức.

Huyết áp cao

Khi nạp quá nhiều đường sẽ khiến huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng đáng kể. Việc lạm dụng quá mức fructose do ăn uống là một cơ chế có khả năng làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong thận và sức đề kháng của mạch máu… Tất cả những điều này đều có thể khiến làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về oxy của cơ tim.

Lo lắng hoặc trầm cảm

Lượng đường trong cơ thể tăng cao có thể gây ra những ảnh hưởng đến cảm xúc. Khi đó bạn thường xuyên cảm thấy buồn phiền, lo lắng, căng thẳng mà không rõ nguyên nhân. Lúc này, một vài loại tinh dầu sẽ là vị cứu tinh giúp bạn nhanh chóng cảm thấy thoải mái hơn.

Bệnh truyền nhiễm

Khi lượng đường trong máu cao sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) và nhiễm nấm men có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Lý do là bởi một lượng lớn đường tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sinh sản của nấm men và vi khuẩn.

Mắt bị mờ

Cơ thể dư nhiều đường cũng sẽ dẫn tới tình trạng mờ mắt. Đây là kết quả của một hiệu ứng khử nước do đường huyết cao, ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào của mắt.

Chậm lành vết thương

Những người lượng đường trong máu dư thừa nếu chẳng may bị vết thương thì rất lâu lành trở lại. Điều này dẫn đến tình trạng tuần hoàn máu xấu đi, đặc biệt là ở chân tay, và thiếu dinh dưỡng của các mô.

Mất khả năng tập trung

Việc nghiện đường làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của một người. Điều này do glucose không tạo ra được năng lượng để đưa đến các tế bào não, khiến bộ não hoạt động trì trệ.

Vấn đề răng miệng

Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, những vấn đề về răng sẽ xuất hiện gây khó chịu cho chúng ta. Đường sẽ len lỏi vào các kẽ hoặc vết nứt trên răng gây hại đến men răng. Lâu ngày, chúng có thể xâm nhập vào tủy răng gây đau đớn và làm các vấn đề về răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Lường đường cao không chỉ gây tăng cân mà sau đó còn làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường loại III. Nếu bạn đang liên tục cảm thấy khát nước hay đói mặc dù đã ăn uống đầy đủ, cơ thể luôn mệt mỏi thì bạn hãy chú ý đến tình trạng này và gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/nhung-dau-hieu-cho-thay-co-the-ban-dang-keu-cuu-vi-thua-duong-28053/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY