Nhung hươu là sừng non của con hươu, khi mới mọc dài 5-10cm, rất mềm. Mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt, trong chứa rất nhiều mạch máu. Sừng non mềm và mịn như nhung nên được gọi là Lộc nhung.
Nhung hươu có vị ngọt, tính ôn (theo Bản Kinh); Vị chua, tính hơi ôn, không độc (Danh Y Biệt Lục); Hay vị ngọt, mặn, tính ôn, không độc (Bản Thảo Mông Thuyên…
Tác dụng chủ trị của nhung hươu
1. Giúp ăn ngủ ngon, bớt mệt mỏi, làm nhanh lành các vết thương, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và bao tử, ảnh hưởng tốt đến việc chuyển hóa các chất Protid và Glucid.
2. Bổ khí huyết. Nhung hươu giúp tăng lưu lượng máu động mạch vành (nếu dùng liều cao). Phụ nữ bị băng trung lậu huyết, nướng nhung hươu lên uống với rượu, lúc đói (Dược Tính Luận).
3. Dưỡng cốt. Nhưng hươu nếu uống đều có thể trị tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tán sỏi đường tiểu, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).
4. Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ (Trung Dược Đại Từ Điển).
5. Bổ cho nam giới lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh
Một số cách sử dụng nhung hươu
1. Nhung hươu thái mỏng, giã nát. Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống. Bài thuốc này có tác dụng chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu rắt, tứ chi lạnh, đau lưng, mỏi gối.
2. Nhung hươu, đương qui, sao khô tán thành bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt ngô, uống 50 viên/ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.
3. Trứng gà hấp nhung hươu: Lấy bột nhung hươu 0,5-1g, trứng gà 1 quả, cho bột nhung hươu vào trong trứng gà hấp chín, ăn hàng ngày vào sáng sớm lúc bụng đói. Món này thích hợp sử dụng cho người huyết áp thấp, thể chất hư nhược, gầy gò, sợ lạnh, chân tay lạnh, tiểu đêm...
Lưu ý khi dùng
Nhung hươu nai tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người nên tránh nó là: người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm.
Hiện nay trên thị trường, nhung hươu được bán rất nhiều thật giả lẫn lộn do vậy để phân biệt được nhung thật có thể xem chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật thường sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.
Thanh Thảo
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: