Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những loại cây chữa bệnh bạn có thể trồng tại nhà

Hãy tận dụng vườn cây của mình để không cần đến những loại thuốc chữa bệnh đắt tiền.

1. Lô hội (nha đam)

Lô hội được biết đến là loại cây có thể chữa bệnh. Lô hội có tính kháng viêm và làm giảm nhẹ hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể ăn trực tiếp gel bên trong của lá hoặc thoa bên ngoài. Lô hội cũng dễ dàng chăm sóc vì là thành viên của gia đình xương rồng. Bạn có thể trồng nó dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong nhà. Bạn chỉ cần tưới nước mỗi tháng một lần vì lô hội không cần nhiều nước.

2. Bạc hà

Tinh dầu bạc hà vốn đã và đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, không chỉ giúp tạo hương vị cho thực phẩm, tạo hương thơm cho không gian mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe bởi đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa nấm. Tinh dầu bạc hà tự nhiên giúp thư giãn các cơ gây co thắt bụng, làm giảm tình trạng đau bụng đến 40%.

Không chỉ vậy, bạc hà còn có khả năng cân bằng hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, gia tăng sự tỉnh táo, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang, đặc biệt là khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ung thư tuyến tiền liệt.

Bạc hà là một vị thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ…

Bạn có thể sử dụng bạc hà khi nấu ăn, xay sinh tố hoặc pha trà.

3. Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương là loại thảo dược phổ biến có các đặc tính chống virus mạnh mẽ. Nó có thể giúp bạn tránh bệnh cúm hoặc cảm lạnh, giúp bảo vệ vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Cỏ xạ hương cũng là phương thuốc tự nhiên chữa ho hoặc đau bụng. Bạn có thể nấu canh hoặc pha trà với cỏ xạ hương. Loài cây này được trồng và chăm sóc giống như bạc hà. Bạn nên đưa cây vào nơi có ít ánh nắng mặt trời.

4. Hoa oải hương

Hoa oải hương là một trong những thảo dược phổ biến nhất được biết đến với tác dụng làm thư giãn. Mùi hương hoa oải hương cũng là chất kích thích tình dục. Hoa oải hương có thể giúp chữa trị những vấn đề mất ngủ hay ham muốn tình dục thấp, cũng như làm giảm bớt căng thẳng. Khi cây bắt đầu nở những bông hoa tím đáng yêu, hãy ngắt lấy hoa khô tự nhiên, hoặc ngắt hoa bỏ vào túi nhỏ và nhét vào dưới gối.

5. Cây bồ công anh

Bồ công anh thực sự là loài cỏ dại, nhưng là loại thảo dược giải độc phổ biến nhất hiện nay. Bồ công anh cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, tiêu hóa chậm, và giúp làm giảm viêm. Bạn có thể uống trà làm bằng bồ công anh phơi khô. Có thể trồng bồ công anh ở sau vườn, nhưng bạn hãy chắc chắn là không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón.

6. Húng quế

Húng quế rất dễ trồng, bạn có thể mua hạt húng quế ở bất kỳ cửa hàng hạt giống nào. Loài này rất tốt cho việc ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường tiêu hóa, và trị mụn trứng cá.

7. Rau mùi ta

Rau mùi ta là loại thảo dược giải độc mạnh mẽ, có thể giúp tăng cường tiêu hóa. Rau mùi cũng là chất chống viêm tự nhiên, giàu vitamin C, chất diệp lục, và magiê.

8. Rau mùi tây

Rau mùi tây có hàm lượng dinh dưỡng và tính giải độc cao. Nó có chất diệp lục cao hơn so với cải xoăn hay rau chân vịt. Mùi tây có thể làm gia vị cho món ăn và làm sạch hơi thở của bạn. Nó cũng chứa lượng vitamin C cao hơn hầu hết tất cả loại rau. Mùi tây tốt cho làn da cũng như hệ miễn dịch, bạn có thể trồng dưới ánh nắng mặt trời hoặc để trên gờ cửa sổ.

9. Cây đinh lăng

Cây đinh lăng từng được danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là “nhân sâm của người nghèo” với những tác dụng chữa bệnh thần kỳ.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lị…

Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây từ 3 năm tuổi trở lên đều được dùng làm thuốc: Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu; Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy; thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

10. Thì là

Thì là không chỉ là loại rau giúp các món canh, món kho, món trộn trở nên ngon miệng hơn, mà nó còn có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe tốt.

Các nhà khoa học Ấn Độ phát hiện ra rằng chất limonene trong cây thì là hoạt động tương tự như kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn đường ruột có hại như E.Coli…

Thì là giúp chữa lành các bệnh đường ruột, lợi tiểu, điều hòa khí huyết cho nữ giới… dùng đều đặn sẽ giúp cơ thể giải độc và tăng cường sức đề kháng. Cách dùng cũng rất đơn giản, có thể dùng lá trong các món ăn, làm trà, hoặc nhai hạt…

11. Tía tô

Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa.

Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô rất tốt cho phổi và phế quản.

Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền cho biết, trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Ngoài tác dụng của lá tía tô, hạt tía tô (gọi là tô tử) có đên 40% là dầu béo. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một thứ thuốc.

Phong Vũ

T.H

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/nhung-loai-cay-chua-benh-ban-co-the-trong-tai-nha-1403/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY