Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Những loại cây Cực Độc được trồng ở Việt Nam

Đa phần thực vật ở nước ta có tính chất lành tính, đặc biệt có nhiều loại cây còn có công dụng chữa bệnh. Tuy thế, khi bước chân vào khám phá thế giới thiên nhiên hoang dã, bạn sẽ luôn có cơ hội gặp phải một loại cây độc dược nào đó. Trong khi người lớn có lẽ sẽ bước ngang qua nó thì trẻ em lại khác, chúng sẽ cảm thấy tò mò và tiến lại gần.

Đa phần thực vật ở nước ta có tính chất lành tính, đặc biệt có nhiều loại cây còn có công dụng chữa bệnh. tuy thế, khi bước chân vào khám phá thế giới thiên nhiên hoang dã, bạn sẽ luôn có cơ hội gặp phải một loại cây độc dược nào đó. trong khi người lớn có lẽ sẽ bước ngang qua nó thì trẻ em lại khác, chúng sẽ cảm thấy tò mò và tiến lại gần. cùng lịch vạn niên 365 trang bị cho mình chút kiến thức về những loại cây cực độc được trồng ở việt nam nhé.

1. Lá ngón có thể ch*t ngay tức thì

Đây là loại lá có độc tính rất cao, ăn vào có thể ch*t ngay tức thì. độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. đây được coi là một trong 4 loại cây có độc tính hàng cao nhất, chỉ cần ăn ba lá là đủ ch*t người.

Độc tính của lá ngón là do các ancaloit (có tới 17 đơn phân trong đó chất kịch độc koumin chiếm chủ yếu) chứa trong toàn bộ cây, thứ tự độc giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và ch*t rất nhanh do ngừng hô hấp.

2. Cây xoan gây Tu vong trong vòng 24h sau khi ăn

Cây xoan (tên tiếng anh là melia azedarach) còn được gọi là xoan ta, sầu đâu, sầu đồng... xuất hiện nhiều trong thi ca vì vẻ đẹp giản dị của những đóa hoa tím. tuy nhiên đằng sau vẻ đẹp nên thơ đó, cây xoan được mệnh danh là sát thủ độc dược vì độc tính toàn thân của mình.

Lá xoan được sử dụng như là một loại Thu*c trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. những độc tố có trong cây xoan gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định, hàm lượng cao nhất chứa trong quả.

    Xem : Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày - Lịch âm năm 2021

Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim… Tu vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ.

3. Cây Ngót nghẻo

Cây Ngót nghẻo (tên khoa học là Gloriosa superba) ở Việt Nam được biết đến với các tên như Ngoắt nghẻo, Ngọt nghẹo, Huệ lồng đèn... Cây sống nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ và được nhiều dân chơi cây cảnh ưa chuộng vì sắc hoa đỏ rực rỡ.

Tuy nhiên, việc trồng Ngót nghẻ xung quanh nhà làm cảnh là cực kỳ nguy hiểm. Vì toàn thân cây đều có độc, đặc biệt phần rễ củ của cây nhiều chất độc colchicine, alkaloid gloriocine có thể gây ra tình trạng tê dại toàn thân, khó thở, mất tri giác... và Tu vong nếu ăn hoặc uống rượu ngâm từ rễ củ.

Loài cây đẹp nhưng rất độc nếu chạm phải.
Loại cây được trồng ở các khu rừng ngập mặn ven biển, trải dài từ Huế đến Cà Mau có hoa đẹp rực rỡ nhưng có độc tính cao. Cây ngót nghẻo thân thảo dài 1-2 m, lá hình mũi mác, trái hình chuỳ dài, chứa nhiều hạt, khi chín có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5 tháng 6, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 8.
Cây ngót nghẻo độc nhất ở rễ củ, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây ch*t rất nhanh. Ngộ độc gây đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy, tiêu máu nặng dẫn tới truỵ tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiểu niệu.

4. Cây phụ tử

Cây phụ tử còn gọi là cây xuất gia, vì có đầu hoa giống như đầu nhà tu hành. Cây chứa độc tố aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn phải thậm chí là chạm vào nó. Người bị ngộ độc thường có triệu chứng tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da, huyết áp và tim bất thường, hôn mê và đôi khi Tu vong.

5. Cây Trúc đào

Được biết đến với tên khoa học là nerium oleander, cây trúc đào được trồng phổ biến để làm cảnh tuy nhiên loại cây này lại vô cùng độc. toàn thân cây đều chứa chất cực độc oleandrin, neriin. nuốt phải hoa, lá cây nếu nhẹ có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. nặng có thể làm cơ thể mất kiểm soát, hôn mê và dẫn đến Tu vong.

Ngay cả việc đụng vào lá cây cũng có thể gây nguy hiểm cho con người. nếu trồng cây trúc đào cạnh nguồn nước có thể khiến nước nhiễm độc từ rễ và lá cây rụng xuống. đặc biệt, độc tính của cây lại không có cách nào khử được.

Cây trúc đào chứa chất độc trên toàn thân, gồm hai loại độc tố mạnh nhất ảnh hưởng đến tim người là oleandrin và neriine, gây tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng dữ dội, buồn ngủ, chóng mặt, nhịp tim bất thường, và thường Tu vong. Trên thực tế, chỉ đơn giản ăn mật ong do ong hút từ mật hoa trúc đào cũng có thể bị ngộ độc.

6. Cây Vạn niên thanh

cây vạn niên thanh (tên khoa học là dieffenbachia amoena) thường được đặt trong nhà, công sở... vì ý nghĩa phong thủy và có công dụng lọc sạch không khí. tuy nhiên, loại cây này khi tiếp xúc bạn nên cẩn thận vì toàn thân cây đều mang độc.

Nếu tiếp xúc với lá cây có khả năng sẽ bị viêm da nhẹ. vô tình nhai phải lá, tinh thể calcium oxalate trong tế bào lá có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau rát trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa... ghi nhận trường hợp ngô độc cây vạn niên thanh chủ yếu là ở trẻ nhỏ và thú nuôi.

    Xem thêm: Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng

7. Cây Củ Chi

Loài thực vật nguy hiểm này có thể giết ch*t người một thời mọc tràn lan ở vùng đất nằm phía Tây Bắc Sài Gòn.

Trong 1.000 hạt thì khoảng 5-7 hạt mới có thể nảy mầm, vì thế cây Củ Chi nằm trong danh sách những cây hiếm. Dọc Việt Nam chỉ có huyện Củ Chi là xuất hiện loại cây này, trong đó toàn huyện chỉ còn lại hai cây nằm ở ấp Phú An, xã Phú Hòa Đông. Ngoài tên Củ Chi, cây còn được mệnh là cây Tử thân vì độc tính được xếp vào loại độc dược bảng A.

Trong tất cả các bộ phận từ thân, lá, quả, hạt... đều chứa hàm lượng chất Strychnin - loại chất kịch độc, chỉ cần một lượng nhỏ sẽ làm tê liệt toàn bộ hoạt động của người bình thường, khiến người bị nhiễm độc trụy tim mạch mà Tu vong ngay sau đó. Tuy nhiên, độc tính của Củ Chi nếu dùng với liều lượng thích hợp có thể kích thích dây thần kinh, khai thông vị giác

Loài này có độc tính cao, được xếp vào loại độc dược hạng A. Độc tính cây Củ Chi xếp vào hàng đầu, không Thu*c nào giải độc được. Thân, lá, rễ, quả, hạt cái nào cũng độc, ăn vào một chút xíu là cứng lưỡi, cứng người ch*t ngay tức khắc.

8. Cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc (có tên khoa học là Lantana camara) hay còn gọi là cây thơm ổi, trâm ổi... được trồng làm cảnh vì màu sắc hoa đa dạng, mùi thơm nhẹ như ổi chín và dễ trồng. Cây có tác dụng chữa bệnh, như: Hoa trị ho; Rễ có tác dụng thanh nhiệt giải độc; Lá trị bong gân, cầm máu... Tuy nhiên, quả ngũ sắc lại chứa độc gây hại cho con người.

Trong quả ngũ sắc có chứa chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến Tu vong.

9. Cà độc dược

Cà độc Datura stramonium còn được biết đến với tên gọi thông thường là cây cà độc dược lùn. Tuy ở Việt Nam đây được coi là cây Thu*c quý nhưng nếu sử dụng quá liều, sai cách bảo quản và chiết xuất... có thể gây nên tình trạng ngộ độc và Tu vong cao

Toàn cây (ở lá và hạt có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều chất độc như: Alkaloid, scopolamin, atropin, saponin,... Khi sử dụng quá liều có thể dẫn đến hiện tượng mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản và giảm tiết dịch cơ thể. Ngoài ra hệ thần kinh trung ương sẽ bị tê liệt, gây chóng mặt, ảo giác và mê sảng. Sau đó tê liệt và ch*t vì hôn mê

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm Thu*c, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

10. Đỗ Quyên

Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

    Xem thêm: Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo

11. Cây thầu dầu tía

Cây thầu dầu tía (danh pháp khoa học là Ricinus communis) được biết đến với công hiệu có thể chữa bệnh trĩ. Ở nước ta, loại cây này mọc hoang dại ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai…

Được tìm thấy ở: các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và cận nhiệt đới. Với vẻ ngoài khác lạ, hạt thầu dầu thường được trồng làm cây cảnh. Không có gì ngạc nhiên khi hạt thầu dầu được sử dụng để làm dầu thầu dầu. Đừng lo: xử lý nhiệt sẽ tiêu diệt tất cả các độc tố có trong đó.

Có lẽ đây là loại cây nguy hiểm nhất. Nó có chứa các hợp chất vô cùng độc hại: ricin và ricinine. Hạt của thầu dầu đặc biệt nguy hiểm: chỉ cần ăn 4-7 hạt sẽ dẫn đến Tu vong. Ngoài ra, liều lượng nhỏ hơn vẫn có thể gây ra nguy hại không thể khắc phục được đối với sức khoẻ vì ricin tiêu hủy các mô cơ thể.

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/nhung-loai-cay-cuc-doc-duoc-trong-o-viet-nam.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY