Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những loại rau trái không kết hợp cùng nhau để tránh ngộ độc

Việc tìm hiểu, kết hợp cũng như các điều kiêng kỵ khi kết hợp các loại trái cây, rau củ nên được cân nhắc và tìm hiểu.

Không có lý do gì để bạn không có quyền kết hợp các loại trái cây lại với nhau. Nếu bạn nắm rõ về chất dinh dưỡng, chỉ số dinh dưỡng mà mỗi loại trái cây đem lại cũng như kết hợp nó đúng đắn thì chắc chắn sẽ tạo nên những combo trái cây tuyệt vời dành cho cả gia đình bạn cùng thưởng thức.

Tuy nhiên, việc tìm hiểu, kết hợp cũng như các điều kiêng kỵ khi kết hợp các loại trái cây nhập khẩu trên cũng nên được cân nhắc và tìm hiểu.

Những loại rau trái không nên kết hợp cùng nhau:

Cam kị cà rốt

Mặc dù sự kết hợp này vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi như các quán sinh tố hoa quả, nước ép trái cây tự nhiên, nhưng nhiều người đều không hiểu được việc, khi tiêu thụ cả hai trái cây này cùng một lúc sẽ tạo ra chứng ợ nóng, trào ngược dịch mật thừa, cũng như gây hại cho hệ thống thận.

Lựu kị quả mơ

Hai trái cây này khi ăn cùng nhau sẽ gây một số vấn đề dạ dày. Đường có ảnh hưởng tiêu cực đến các enzym tiêu hóa protein và do đó nó làm chậm quá trình tiêu hóa.

Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho

Ceton đồng có trong lê, táo, nho phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

Khoai lang và chuối.

Bạn sẽ bị nổi những mụn nhỏ trên mặt nếu kết hợp khoai tây cùng với chuối trong bữa ăn của mình.

Đu đủ và chanh

Khi hai loại quả này kết hợp sẽ tạo ra độc tố ảnh hưởng tới các hemoglobin trong máu, ăn chung lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ nhỏ.

Dưa chuột với cà chua

Cà chua giàu vitamin C, trong khi dưa chuột lại chứa một loại men phân giải vitamin C, khi kết hợp sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.

Cà rốt và củ cải

Cà rốt và củ cải đều rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn cùng lúc hai loại rau củ này sẽ khiến giá trị dinh dưỡng bị giảm . Nguyên nhân là củ cải giàu vitamin C, trong khi cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C.

Ngoài củ cải, các loại quả giàu vitamin C khác như cam, ớt cũng không nên ăn cùng cà rốt. Bạn sẽ bị ợ nóng và thậm chí gặp các vấn đề về thận nếu ăn chung hai loại này. Tránh uống sinh tố hoa quả hoặc nước ép trái cây cam kết hợp với cà rốt.

Khoai lang và quả hồng.

Bạn thấy trái hồng có vị chát. Đó là do trong đó có chất tanin và pectin. Nếu những chất này gặp phải tinh bột đường trong khoai lang sẽ làm thành những viên sỏi trong dạ dày. Nếu lâu ngày, những sỏi này có thể gây viêm loét dạ dày và xuất huyết kèm theo.

Ổi kị chuối.

Ổi và chuối ăn cùng sẽ gây cảm giác khó chịu, đầy hơi, buồn nôn, nhức đầu và đau dạ dày.

Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt)

Bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.

Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

Đậu, khoai lang và cải bó xôi

Các loại rau củ này không nên nấu chung bởi chúng là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể.

Bí đỏ kỵ cải thìa

Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

Dưa hấu nên được ăn riêng

Đừng nên ăn chung dưa hấu với những loại trái cây khác. Vì dưa hấu không thể tiêu hoá hoàn toàn nếu được ăn chung với bất kỳ một loại trái cây nào.

Củ cải kỵ nấm mèo đen

Củ cải chứa nhiều engym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến phát sinh viêm da.

Canh, súp cà rốt và củ cải

Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước nên bé thích mê. Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho bé về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

Gợi ý một số cách kết hợp giữa các loại trái cây hợp nhau và công dụng của chúng tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:

  1. Nước ép táo + dưa hấu + dứa (thơm): làm sạch thận, hạ lượng muối dư thừa trong cơ thể
  2. Ép đào + chuối: giúp ổn định lượng đường trong máu
  3. Nước ép táo + kiwi: giúp sáng đẹp da
  4. Nước ép táo + cà rốt + đào + xoài: chống oxy hóa, phòng ngừa ngộ độc, giảm huyết áp cao, giảm nồng độ axit
  5. Nước ép nho + dưa hấu: tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và các tế bào hồng cầu
  6. Nước ép dứa + đu đủ: chứa nhiều vitamin A, E, C tốt cho da
  7. Nước ép cam + cà rốt: tăng cường hệ miễn dịch
  8. Nước ép dứa + chuối: ngừa táo bón

Lưu ý về cách sử dụng và bảo quản nước ép trái cây:

Khi ép trái cây nên chọn trái cây chín ngọt tươi ngon, không có dấu hiệu hư hỏng, hay chín mềm quá mất ngon. Nên giữ lạnh trái cây và rau củ trước khi ép giúp nước ép ngon hơn, giữ được lâu hơn.

Nước ép trái cây và rau củ uống ngon nhất trong vòng 30 phút sau khi ép

Bảo quản nước ép trái cây trong ngăn mát tủ lạnh hay các dụng cụ làm lạnh tối đa 24 tiếng nhằm đảm bảo lượng dưỡng chất trong nước ép.

Nếu muốn sử dụng nước ép nhiều lần, chia thành nhiều phần nhỏ rồi đem trữ đông, rồi dùng hết một lần, không trữ đông lần 2.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-loai-rau-trai-khong-ket-hop-cung-nhau-de-tranh-ngo-doc-27235/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY