Dinh dưỡng hôm nay

Những món ăn cực hiệu quả đối với bệnh nhân mắc hen suyễn

Tuy chế độ ăn uống hằng ngày không thể chữa trị dứt điểm bệnh hen suyễn nhưng nó lại góp phần quan trọng giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Do đó, bạn hãy cân nhắc bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình.

Bệnh hen suyễn là bệnh gì?

Hen suyễn (hen phế quản - Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

Bệnh hen suyễn có thể tái phát thường xuyên, biểu hiện với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi ban ngày, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc, các mối quan hệ vợ chồng cũng phần nào bị tác động…

Bệnh hen suyễn vẫn có thể gây tử vong mặc dù tỷ lệ tương đối thấp so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan với căn bệnh này, nếu không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị, kiểm soát cơn hen thì có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,...

Người bệnh hen suyễn nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh cũng như hạn chế các trường hợp lên cơn hen do dị ứng thức ăn là vấn đề mà nhiều người quan tâm.

Tuy chế độ ăn uống hằng ngày không thể chữa trị dứt điểm bệnh hen suyễn nhưng nó lại góp phần quan trọng giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Do đó, bạn hãy cân nhắc bổ sung những loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình.

Những món ăn trị cơn hen suyễn:

Canh rau hẹ

Canh rau hẹ, nguyên liệu gồm rau hẹ, hoa đu đủ đực, lá dâu tằm tươi. Hoa đu đủ đực, lá dâu tằm giã nát, hoà với nước lọc đun sôi. Cho rau hẹ vào đảo đều đến khi sôi lại thì nêm gia vị vừa ăn. Chia 2-3 lần ăn trong ngày, ăn liên tục 3 ngày, sau đó cách 1-2 ngày ăn một lần, trị hen suyễn thể phong nhiệt.

Cháo củ mài

Cháo củ mài được làm bằng cách luộc chín củ mài, giã nhỏ, nấu sôi nước mía, nước ép quả lựu rồi cho củ mài vào đảo đều đến khi cháo sôi lại là được. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Ăn liên tục 5 ngày, sau đó cách 2-3 ngày ăn một lần, trị hen suyễn thể phong nhiệt.

Nước đinh hương kết hợp với mật ong

Nước đinh hương, mật ong, thực hiện nấu sôi đinh hương với nước, thêm mật ong vào khuấy đều. Chia 2-3 lần uống trong ngày, trị hen suyễn thể phong hàn.

Canh cá chép

Canh cá chép, sa nhân, gừng, nguyên liệu gồm cá chép, sa nhân, gừng tươi, tỏi băm, muối, đường, nước mắm, tiêu. Cá chép làm sạch, ướp với nước mắm, muối, đường, tiêu, tỏi băm, khoảng 30 phút. Nấu cá với sa nhân, gừng với lượng nước thích hợp thành canh. Nêm gia vị vừa ăn, dùng nóng trong bữa cơm, trị hen suyễn thể phong đàm.

Canh cá lóc

Canh cá lóc nấu thìa là làm bằng cách bắc nồi nhỏ lên bếp, hành tím phi vàng với dầu ăn, sau đó đổ cá đã ướp gia vị vào đảo đều cho cá chín. Múc ra bát để riêng. Thả cà chua vào nồi đảo đều cho chín rồi đổ nước lạnh ngập mặt cà chua, nấu sôi. Khi nước sôi, thả cá vào, nêm vào chút nước mắm, muối, đường, nêm lại hợp với khẩu vị. Thả hành lá, thìa là vào, dùng ăn nóng trong bữa cơm, trị hen suyễn thể phong đàm.

Những thực phẩm mà người hen suyễn nên tránh xa:

Thực phẩm ngâm chua

Tránh xa các loại thực phẩm ngâm nếu bạn có phản ứng với sulfite. Sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao mà bệnh nhân hen suyễn cần tránh. Nước nho, rượu và một số loại nước giải khát cũng có chứa chất này.

Khoai tây đóng hộp

Bạn nên tránh sử dụng các loại khoai tây chiên và khoai tây sấy khô có chứa chất phụ gia thuộc nhóm sulfite. Bạn nên nướng khoai tây hay luộc khoai lang thì sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Tôm

Tôm đông lạnh cũng chứa sulfite. Sulfite được dùng như một chất phụ gia để tránh các vết đen trên tôm. Tốt hơn hết, bạn nên dùng tôm tươi thay vì sản phẩm đông lạnh.

Các loại nước cam, chanh đóng chai

Đứng đầu danh sách cần tránh xa này là các loại nước cam, chanh đóng chai với hàm lượng các chất phụ gia, hương liệu nhân tạo và hóa chất cao.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước giải khát làm từ chanh tươi để chúng mang lại sự tươi mới và giúp bạn thư giãn, hỗ trợ các cơ trong đường thở tốt hơn.

Rượu, bia

Bạn luôn tự hỏi tại sao lại có cảm giác khó thở sau khi uống rượu, bia? Vì chúng là các chất gây khó thở hàng đầu, tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, hô hấp,… Vì vậy, hãy từ bỏ nó ngay nếu có thể bạn nhé.

Các loại củ sấy khô

Các loại trái cây khô điển hình cần tránh là nho khô, quả dứa, quả mơ, quả anh đào và rau củ đóng hộp.

Các loại thực phẩm tự nhiên có chứa sulfite khác

Một số thực phẩm tự nhiên khác cũng có chứa sulfite bao gồm măng tây, hẹ, tinh bột ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, cá hồi, sản phẩm làm từ đậu nành, cà chua. Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng chúng trong bữa ăn

Phong Vũ

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/nhung-mon-an-cuc-hieu-qua-doi-voi-benh-nhan-mac-hen-suyen-27747/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY