Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những người kiên quyết ăn tỏi mỗi ngày cuối cùng sẽ nhận được những lợi ích này

Trên thực tế, ngoài việc làm gia vị, tỏi còn được ăn sống. Điều quan trọng nhất là giá trị dinh dưỡng của tỏi rất cao.

Tỏi chứa các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, vitamin B, vitamin C, cũng như các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt, ... Ngoài ra, nó còn chứa các hợp chất hữu cơ như lưu huỳnh và selen, và nhiều loại các enzym hoạt động. Có rất nhiều lợi ích để đạt được.

Nhiều người thường nói “mỗi ngày một củ tỏi, chẳng cần đi khám bệnh”. Mặc dù câu nói này nghe có vẻ hơi cường điệu, nhưng tỏi thực sự rất có lợi cho sức khỏe.

Những lợi ích tuyệt vời của tỏi

Điều tiết insulin: Tỏi chứa nhiều selen, có tác dụng điều chỉnh sự suy giảm tổng hợp insulin trong cơ thể.

Bảo vệ gan: Tỏi là một vị thuốc giúp giải độc và sát trùng rất tốt. Tác dụng giải độc của nó không chỉ ngăn chặn sự phá hủy của một số chất có hại cho gan, mà còn giảm bớt nhiều gánh nặng cho gan. Tỏi cũng giúp làm giảm một số triệu chứng lâm sàng của ngộ độc chì.

Ngoài ra tỏi có chứa allicin, có tác dụng tăng cường chức năng gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của gan.

Nhiều người thường nói “mỗi ngày một củ tỏi, chẳng cần đi khám bệnh”.

Chống ung thư: Trong tỏi có thành phần chứa lưu huỳnh giúp khử chất nitrosamine gây ung thư nên có tác dụng phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Khử trùng mạnh mẽ: Các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ mạnh. Đồng thời có tác dụng ức chế và tiêu diệt nhiều loại cầu khuẩn, trực khuẩn, nấm và virus.

Giảm mỡ máu: Các hoạt chất chứa trong tỏi có khả năng ngăn ngừa sự xuất hiện của xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành. Đồng thời tỏi cũng làm giảm mỡ máu, giảm hàm lượng "cholesterol xấu" trong máu, bảo vệ động mạch vành và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.

Cách ăn tỏi để phát huy hết lợi ích bổ dưỡng cho sức khỏe

Có nhiều cách ăn tỏi, nhưng để thực sự phát huy hết tác dụng của tỏi thì bạn nên ăn tỏi sống.

Chẳng hạn, bạn có thể tán nhuyễn tỏi, cho một ít giấm, cho một ít muối, sau đó cho một ít dầu mè vào. Điều này sẽ làm giảm sự mất chất dinh dưỡng và có hương vị tinh khiết nhất.

Có nhiều cách ăn tỏi, nhưng để thực sự phát huy hết tác dụng của tỏi thì bạn nên ăn tỏi sống.

Cần lưu ý rằng trước khi dùng nhiệt, tốt nhất bạn nên đập dập tỏi trong 10 phút trước khi nấu để phát huy tối đa tác dụng mà tỏi mang lại.

Ngoài ra, hãy chú ý đến những điều sau khi ăn tỏi sống:

1. Tỏi sống trước khi ăn cần làm sạch các tạp chất như bụi bám trên tỏi.

2. Không ăn tỏi sống khi bụng đói. Mặc dù tỏi có tác dụng khử trùng tốt nhưng nó cũng gây kích ứng. Ăn lúc đói sẽ gây tổn thương nhất định cho niêm mạc đường tiêu hóa.

3. Bạn có thể ăn một nhánh tỏi sống (khoảng 5 gam) hoặc hai hoặc ba nhánh tỏi nấu chín mỗi ngày.

4. Ba loại người không nên ăn tỏi: Thứ nhất người bị bệnh gan, thứ hai bệnh nhân tiêu chảy và thứ ba bệnh nhân bị bệnh về mắt.

Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho con người nhưng do đặc điểm của bản thân tỏi nên không thể tiêu thụ với số lượng lớn như rau củ quả. Nhưng chắc chắn rằng rất có lợi cho sức khỏe khi hình thành thói quen ăn tỏi đúng cách.

Xem thêm:

6 biến thể Plank để thu nhỏ mỡ bụng nhanh hơn

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-nguoi-kien-quyet-an-toi-moi-ngay-cuoi-cung-se-nhan-duoc-nhung-loi-ich-nay-34729/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY