Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh TP HCM (HCDC), thành phố hiện có khoảng 216.000 người nhiễm Covid-19 và đã có 105.000 người được chữa khỏi bệnh, chiếm khoảng 49%. Trong số hàng trăm ngàn bệnh nhân đã được xuất viện này, có rất nhiều người có độ tuổi từ 50 trở lên.
Anh Nguyễn Văn Long (41 tuổi, ngụ tại quận 8, TP HCM) cho biết: Gia đình gồm hai vợ chồng, các con và má tôi được thông báo nhiễm Covid-19 hôm 24/7 khi y tế xét nghiệm toàn bộ khu phố này. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 tuần thì 4 người đã âm tính trở lại, chỉ có má tôi là phải nhập viện. Mấy ngày đầu, má vẫn trò chuyện được qua điện thoại, thông báo tình hình sức khỏe nhưng tới ngày thứ 5 thì sức khỏe của má diễn biến xấu, phải thở oxy. Lúc đó gia đình rất lo lắng nhưng không biết làm cách nào vì việc vào viện chăm sóc má rất khó khăn. Sau đó 3 ngày thì má liên lạc nói điện thoại bị hết pin, phải thở oxy nên không gọi được. Sau đó chừng 10 ngày thì má khỏe trở lại, thở bình thường. Sau đó thêm 1 tuần thì má được xuất viện, cả gia đình mừng lắm vì má đã 66 tuổi nhưng vẫn may mắn vượt qua được căn bệnh này.
Cũng theo anh Long, hiện sức khỏe mẹ anh đã ổn định, không có di chứng nhưng xuống sức hơn trước sau gần 3 tuần đối mặt với Covid-19.
Ông Nguyễn Văn Chiến (62 tuổi, ngụ tại phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP HCM) kể, ông không may bị nhiễm Covid-19 từ đầu tháng 8: Từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố, vợ chồng tôi thường ở nhà chứ không dám đi đâu. Hai vợ chồng chỉ đi tiêm vaccine với ra ngoài đầu đường nhận quà từ thiện 2 lần. Đồ ăn các thứ con gái út đặt người ta giao tới tận nhà. Thế nhưng cách đây 3 tuần, sáng ngủ dậy tôi thấy đau cổ họng, bị tiêu chảy liên tục. Tới tối thì sốt hơn 39 độ. Đoán chắc mình bị nhiễm Covid-19, tôi bảo bà xã cho mình tự cách ly trên lầu; gọi điện cho vợ chồng con gái qua, mua dụng cụ xét nghiệm trên mạng rồi thử và kết luận đã nhiễm Covid-19. May mắn là bà xã tôi lại không bị.
Về cách chữa trị, ông Chiến cho biết: Những ngày tiếp theo, tôi vẫn thở được bình thường nhưng ho nhiều hơn. Gia đình mua nhiều Thu*c hạ sốt, máy đo SpO2 rồi cả bình oxy nữa phòng tôi khó thở. Lúc đó, có người gọi tôi đi Bệnh viện dã chiến dưới Bình Chánh nhưng tôi trình bày hoàn cảnh, xin được ở nhà vì thấy không có diễn biến nặng. Họ bảo nếu khó thở thì liên lạc lại ngay để cho đi cấp cứu nhưng mấy hôm sau tôi thấy tình hình khá hơn, cổ họng không rát, ho cũng ít đi. Thú thực tôi thấy mình rất may mắn. Ngoài việc phát hiện bệnh sớm, uống Thu*c, vitamin hay ăn uống đều đặn thì có lẽ bình thường sức khỏe mình tốt, chăm tập thể dục nên mới không sao.
Theo ông Chiến, thời gian 2-3 ngày đầu khi phát bệnh là rất quan trọng vì lúc đó ho, rát cổ, khó thở. Nếu buông xuôi, không vận động để vượt qua thì sẽ bị Covid-19 đánh gục.
Chia sẻ cách chăm sóc các bệnh nhân covid-19 lớn tuổi, bác sĩ võ tri bảo hưng - bệnh viện nhiệt đới tp hcm cho biết, với các trường hợp bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến hay các cơ sở y tế khác thì đã có đội ngũ y bác sĩ chăm sóc. riêng với người mới phát hiện nhiễm covid-19 hay những người chăm sóc ở nhà cần bình tĩnh, không hoảng sợ. đặc biệt, gia đình cần chuẩn bị một số thiết bị y tế, Thu*c theo hướng dẫn nhân viên y tế địa phương để sử dụng cho bệnh nhân khi có yêu cầu. đặc biệt với bệnh nhân trên 50 tuổi cần thường xuyên liên lạc với cán bộ y tế địa phương khi có diễn biến bất ngờ. theo thống kê, với người dưới 18 tuổi thì 99% sẽ khỏi bệnh khi nhiễm covid-19, với người dưới 35 tuổi thì cũng có 90% sẽ khỏi bệnh. ở các khung tuổi từ 50-60 hay từ 60-65 và trên 65 tuổi, tỷ lệ khỏi bệnh với covid-19 sẽ giảm dần, tùy theo sức khỏe, bệnh nền của người nhiễm.
Những người trên 50 tuổi (hoặc phụ nữ mang thai, người béo phì) khi nhiễm Covid-19 được khuyến cáo đưa tới các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến để tập trung điều trị. Tuy nhiên nhiều gia đình vẫn chọn lựa cách chăm sóc, điều trị F0 lớn tuổi tại nhà vì nhiều lý do. Tới nay, rất nhiều F0 lớn tuổi đã vượt qua căn bệnh này, dù có lúc họ phải đối mặt với giây phút sinh tử.