Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chua me đất vị Thuốc cho mùa hè

Theo Đông y, CMĐHV có vị chua, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, tán ứ, tiêu thũng giải độc.
Ở nước ta thường gặp 3 loài chua me đất mọc hoang: chua me núi (oxali acetosella L.) có hoa trắng vân hồng, chua me đất hoa hồng (Oxilis corymbossa DC) và chua me đất hoa vàng (CMĐHV) (Oxalis corniculata L.). Trong các loài nói trên, cây hoa vàng thường hay gặp nhất, cũng như hay được sử dụng làm Thuốc nhất, do đó ở đây chỉ đề cập đến loài này.

Đặc điểm thực vật CMĐHV là một loại thảo (cỏ), mọc lan, bò trên mặt đất, thân đỏ nhạt, có ít lông. Lá có cuống dài, gầy, hơi có lông, gồm 3 lá chét gần như nhẵn, mềm, mỗi lá chét có một vết hõm trên đầu thành hình tim ngược. Hoa mọc thành tán gồm 2 – 3 hoa, có khi 4 hoa, màu vàng; cuống hoa gầy, dài chừng 1 - 2cm. Quả nang, dài gấp 5 - 6 lần chiều cao của đài còn tồn tại, mở bằng 5 van. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu, mọc thành hàng rất đều. Để làm Thuốc, người ta thường sử dụng toàn cây hay chỉ dùng lá. Thường dùng tươi, ít khi dùng phơi khô. Mùa thu hái tốt nhất vào các tháng 6 - 7.

Theo Đông y, CMĐHV có vị chua, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, tán ứ, tiêu thũng giải độc.

Lưu ý: những người có sỏi tiết niệu không nên sử dụng CMĐHV, vì chất oxalat trong chua me đất có thể làm tăng lượng sỏi. Cũng không nên dùng liều quá cao vì muối oxalat độc với liều 20 - 30g.

Đơn Thuốc có dùng CMĐHV

Chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước: CMĐHV một nắm, rửa sạch, giã nát, chế nưới đun sôi để nguội vào, vắt lấy nước cốt, chia ra uống dần.

Ho do thử nhiệt (nắng nóng): CMĐHV 40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g. Các vị Thuốc đều dùng tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước; thêm 1 thìa đường, đun sôi lại, chia 3 lần uống trong ngày.

Viêm họng sưng đau: CMĐHV 50g tươi, rửa sạch, thêm một chút muối (khoảng 2g); nhai và nuốt từ từ.

An thần, chữa mất ngủ: CMĐHV 20g, lá thông đuôi ngựa 6g, cho vào nồi đổ ngập nước sắc lên, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa huyết áp cao: CMĐHV 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g; sắc uống trong ngày.

Chữa vàng da do thấp nhiệt (viêm gan): CMĐHV tươi 30g, sắc với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Hoặc dùng CMĐHV 30g, thịt lợn nạc 30g, nấu thành món canh ăn.

Chữa huyết lâm, nhiệt lâm (tiểu tiện nhỏ giọt, niệu đạo nóng rát, nước tiểu lẫn máu): CMĐHV tươi, giã vắt lấy nước cốt, hòa mật ong vào uống ngày 3 lần, mỗi lần một chén con (khoảng 50ml).

Chữa kiết lỵ: CMĐHV phơi khô, nghiền thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 9 - 12g, dùng nước sôi chiêu Thuốc .

Chữa đại tiểu tiện không thông: CMĐHV, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), thêm chút đường vào, giã nát vắt lấy một chén nước cốt uống, nếu đại tiện hay tiểu tiện chưa thông lại uống tiếp. Bài Thuốc này được chép trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh và sách Thích nguyên phương của Trung Quốc. Chữa bị đòn, bị ngã bong gân sưng đau: CMĐHV một nắm lớn, chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.

Chữa rôm sảy ngứa ngáy: lấy lá CMĐHV, rửa sạch, vò nát, xát vào chỗ da ngứa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-me-dat-vi-thuoc-cho-mua-he-10677.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY