Ẩm thực hôm nay

Các vị Thuốc tốt cho tiêu hóa

Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
Phật thủ: Theo y học cổ truyền phật thủ có vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng hành khí chỉ thống, hóa đờm, kiện vị, chỉ khái, có tác dụng chữa ho và là vị Thuốc giúp tiêu hóa tốt. Cách dùng: Lấy 30g phật thủ tươi, thái lát, sắc kỹ lấy nước uống trong ngày. Hoặc: Phật thủ 30g, quả cam tươi 30g, sắc uống 2 lần vào buổi sáng và chiều. Uống 3 - 5 ngày.

Quất: Quả quất được dùng làm nước giải khát, chữa khó tiêu và chữa ho. Cách dùng: Quả quất chín 1kg, rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim châm sâu vào quả nhiều lỗ. Cho quất vào lọ cùng với 2kg đường kính, cứ một lớp quất lại một lớp đường, đậy kín để trong vòng 7 ngày, thu được sirô quất màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 - 2 thìa to sirô quất pha với 100ml nước đun sôi để nguội uống.

Trần bì: Là vỏ phơi khô của quả quýt chín, họ cam. Theo Đông y, trần bì có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, hòa vị, cầm nôn mửa. Thường dùng điều trị ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy, tiêu đờm, giảm ho. Cách dùng: Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15 - 20 phút có thể dùng được. Chú ý chỉ uống nước lúc còn đang nóng, bỏ bã.

Chỉ thực - chỉ xác: Là quả phơi khô của các cây thuộc họ cam quýt. Chỉ thực là quả hái vào lúc còn non, nhỏ. Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín, chỉ xác thường to hơn chỉ thực và được bổ đôi để phơi cho chóng khô. Chỉ thực và chỉ xác đều có có tác dụng tiêu hóa, trừ đờm, chữa trướng bụng, lợi tiểu,… Cách dùng: Chỉ xác 10g, đu đủ xanh khô (mộc qua) 30g, gừng khô 6g. Hai thứ đem sắc kỹ, uống mỗi ngày 1 - 2 lần.

Gừng: Gừng tươi được dùng làm Thuốc chữa nôn mửa, bụng đầy trướng, để kích thích tiêu hóa, giải độc. Ngày dùng 4 - 8g sắc uống.

Rau mùi: Rau mùi là loại rau gia vị phổ biến. Theo Đông y, rau mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi. Cách dùng: Có thể dùng làm rau gia vị ăn kèm với các món ăn hoặc lấy rau mùi tươi rửa sạch, giã nát, thêm một chút nước vắt lấy nước cốt uống mỗi lần 2 - 3 thìa, có tác dụng chữa ăn không tiêu, đầy bụng, khó chịu ậm ạch.

Bác sĩ Thu Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cac-vi-thuoc-tot-cho-tieu-hoa-904.html)
Từ khóa: tiêu hóa

Chủ đề liên quan:

tiêu hóa vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Chào Mangyte, Tôi nghe nhiều người khen Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ có chất lượng khám chữa bệnh khá chất lượng nhưng không biết thực hư như thế nào. Mangyte có thể cung cấp cho tôi thông tin các dịch vụ của Khoa Tiêu hóa-Gan mật của phòng khám này có được không? Xin chân thành cảm ơn Mangyte. (Hồ Lê Hoàng Vũ - Quận 5, TPHCM)
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Theo y học cổ truyền, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY