Dinh dưỡng hôm nay

Những người tuyệt đối không được ăn ớt, có thể mất mạng

Ớt có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư… Tuy nhiên, với một số lại bệnh thì ớt lại là khắc tinh cần phải hạn chế ăn hoặc tuyệt đối không nên động vào.

Trái ớt chứa nhiều vitamin và khoáng chất: vitamin E, A, K, B1, B2, beta-carotein, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng... Đặc biệt lượng vitamin C trong ớt rất cao, là nguồn bổ sung hữu hiệu cho những người hệ miễn dịch kém, thiếu vitamin C.

Hàm lượng các hoạt chất tự nhiên chứa trong ớt có khả năng tác động tích cực đến glucose và các hoá chất khác của não bộ, giúp giấc ngủ tới nhanh và sâu hơn.

Sau khi nghiên cứu thì các nhà khoa học của của viện Đại học Pittburg (Mỹ) đã chứng minh được ớt có thể làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt với ung thư tuyến tuỵ. Đó là do tác dụng của chất cay cap-sicain có vai trò xúc tác, làm cho các tế bào ung thư tự phá hủy nhưng không gây hại cho các tế bào bình thường. Chất cap-sicain dồi dào trong ớt còn kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một mooc phin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt cho những người bị viêm khớp mãn tính và ung thư.

Đặc tính nóng của ớt sẽ giúp giữ nhiệt cho cơ thể trong mùa lạnh và còn giúp giải độc rất tốt qua đường hô hấp của da (toát mồ hôi).

Với đặc tính tán hàn, giải độc, tiêu viêm, ớt được chiết xuất dưới dạng dung dịch bôi ngoài da, giúp kích thích, làm giãn mạch, giảm đau và làm tan máu bầm.

Vị cay đặc trưng của ớt kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt, giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn. Ngoài ra, ớt có khả năng kích thích tim đập nhanh, máu tuần hoàn nhanh, có lợi cho tim.

Tuy nhiên, với những người mang bệnh dưới đây, việc ăn ớt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe, vì thế cần phải hạn chế hoặc không nên ăn ớt.

Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi: Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong. Người bị bệnh về mật, do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.

Những người bị viêm da hay người có nhiều mụn: Ăn ớt không chỉ làm nóng trong mà còn khiến cho da bạn càng bị viêm và nổi mụn nghiêm trọng. Đối với phụ nữ có thai, việc ăn cay không ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ. Nhưng theo các nhà khoa học, mẹ ăn cay khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này. Còn theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn quá cay, con sinh ra dễ bị rôm sảy, nóng nhiệt trong người. Phụ nữ đang cho con bú: Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.

Sau phẫu thuật, vết thương: Bởi vì rất cần có thời gian để lành lặn, vì vậy sau phẫu thuật, hoặc có vết thương cần hết sức tránh những thực phẩm cay, nóng. Ớt lại có tính nóng, ăn nhiều dễ gây lở loét, nóng rát. Vì vậy, bạn nên tiêu thụ một lượng ớt vừa phải sau phẫu thuật để tránh những triệu chứng không đáng có.

Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản: Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.

Người bị bệnh về mật: Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.

Những người bị bệnh trĩ: Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.

Người mắc bệnh thận: Những người có vấn đề về thận cũng nên kiểm soát tốt chuyện ăn uống, nhất là gia vị cay trong các món ăn hằng ngày. Do các nguyên tố mang vị cay đều phải thông qua thận để thải ra ngoài, trong quá trình này tất yếu sẽ gây tổn thương ít nhiều đến tế bào thận, nghiêm trọng hơn còn gây thoái hóa chức năng thận.

Vì vậy, người mắc bệnh thận nên chú ý thận trọng khi ăn các gia vị cay như ớt, tiêu, hành, gừng, tỏi, mù tạt v.v… Các thực phẩm này đều chứa thành phần có tính cay gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thận trong cơ thể.

Người bị cường giáp: Bản thân những người bị bệnh cường giáp nhịp tim vốn đã nhanh hơn người khỏe mạnh bình thường. Do đó, sau khi ăn cay có thể làm tăng tốc độ tim đập hơn, gây ra những triệu chứng khó chịu và làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Người bị viêm loét miệng: Đa số người bị nhiệt, cụ thể là viêm loét miệng sẽ rất nhạy cảm với gia vị cay. Nếu không kiêng cử trong thời gian điều trị sẽ khiến vết loét nặng thêm và lâu khỏi, thậm chí còn gây đau đớn, bất tiện cho người bệnh.

Phụ nữ mang thai và mới sinh con: Chị em đang mang thai hoặc vừa trải qua ca sinh nở tốt nhất cũng nên hạn chế tối đa các món ăn cay. Cơ thể người mẹ lúc này thường yếu hơn và đang trong quá trình phục hồi. Nếu bạn ăn cay quá nhiều không những khiến cơ thể bị nóng mà còn ảnh hưởng chức năng dạ dày, đường ruột.

Ngoài ra, chứng táo bón của mẹ cũng dễ nghiêm trọng hơn bởi kích thích từ các gia vị cay. Khi mẹ không đảm bảo sức khỏe sẽ kéo theo những ảnh hưởng không tốt cho em bé.

Ánh Dương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-duoc-an-ot-co-the-mat-mang-27481/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY