Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những nguyên liệu rẻ bèo trị giun sán hiệu quả mà không cần dùng thuốc

Chúng ta vẫn thường hay chọn thuốc tẩy giun để trị giun sán. Thế nhưng, trên thực tế, trị giun sán không cần dùng thuốc, bạn vẫn có thể sử dụng những loại quả, hạt này để loại bỏ chúng khỏi cơ thể và tốt cho sức khỏe.

Giun là một loài ký sinh trùng sống nhờ vào một sinh vật khác, trong đó có con người. Nguyên nhân nhiễm giun phổ biến nhất là uống nước hoặc ăn thức ăn bị ô nhiễm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc giun sán. Giun sán có rất nhiều loại chẳng hạn như sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo, sán máng, sán gạo heo… Chúng có thể ký sinh ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như não, cơ, gan… gây nên những mối nguy hiểm cho sức khỏe.

Chúng ta vẫn thường hay chọn thuốc tẩy giun để trị giun sán. Thế nhưng, trên thực tế, trị giun sán không cần dùng thuốc, bạn vẫn có thể sử dụng những loại quả, hạt này để loại bỏ chúng khỏi cơ thể và tốt cho sức khỏe.

Dùng quả nhót

Trong Đông Y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả.

BS Hoàng Xuân Đại (nguyên BS bệnh viện 103) cho biết, quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Liều dùng hằng ngày với quả 8 - 12g (5 - 7 quả khô), lá tươi 20 - 30g, lá và rễ (khô) 12 - 16g. Dùng ngoài dưới dạng nước tắm, rửa mụn nhọt, không kể liều lượng.

Quả nhót cũng còn có nhiều công dụng khác như trị ho, nhiều đờm, hen suyễn. Sao vàng lá nhót 16g, lá táo 12g, hạt cải củ, hạt cải bẹ, mỗi thứ 6g giã nát tất cả các nguyên liệu trên rồi gói vào miếng vải sạch, cho vào sắc nước. Hoặc lá nhót dùng tươi hay sấy khô chữa lỵ, cảm sốt, hen xuyễn, nhiều đờm với liều 6 -10g mỗi ngày, dưới dạng bột hay thuốc sắc…

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có chứa các hoạt chất có tác dụng loại bỏ các ký sinh trùng như giun, sán vô cùng hiệu quả mà an toàn. Theo Lương y Vũ Quốc Trung, hạt bí ngô dùng để trị giun sán có thể dùng theo cách: Người lớn dùng 300g hạt để cả vỏ, trẻ con dưới 5 tuổi dùng 50-70g, 5-7 tuổi dùng 100g, 7-10 tuổi dùng 150g hạt giã nát, thêm nước rồi đun cách thủy trong 2 tiếng. Uống hết trong vòng 20-30 phút vào lúc đói, 2 tiếng sau uống một liều thuốc muối nhẹ (30g magiê sunfat).

Tẩy giun đũa, có thể rang hạt bí, ăn vào sáng sớm, lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50 g, người lớn từ 60 g. Hoặc có thể bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô. Người lớn dùng 100g nhân giã nhỏ, thêm vào 50-100 g mật/si rô/đường và trộn đều rồi ăn hết lúc đói. Trẻ dưới 3 tuổi ăn 30g, 5-7 tuổi ăn 50g, 7-10 tuổi ăn 75g. Nên ăn khi đói để có kết quả tốt nhất.

Cà rốt

Cà rốt tươi giàu chất xơ, có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Các nhà nghiên cứu không biết liệu cà rốt có trực tiếp chống lại giun kim hay không, nhưng nó có thể giúp đẩy giun kim ra khỏi ruột. Trừ khi bị dị ứng với cà rốt, còn không thì bạn ăn cà rốt như một bài thuốc an toàn tại nhà. Tốt nhất là rửa cà rốt trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu.

Đu đủ

Đu đủ là trái cây cung cấp nhiều chất xơ, folate, vitamin A, C và E. Nó cũng chứa lượng nhỏ can-xi, sắt, riboflavin, thiamine và niacine. Trong điều trị giun kim, bạn có thể ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Tuy nhiên, các tài liệu Đông y cho thấy chính nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán.

Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp sự nguy hiểm. Ngoài ra, quả đu đủ còn rất giàu chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa cảm cúm.

Dầu dừa

Dừa là một loại trái cây chứa rất nhiều dinh dưỡng và các chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là thành phần chất bão hòa tự nhiên có trong chúng. Thêm dầu dừa tinh khiết vào các món chúng ta ăn hàng ngày, chúng sẽ giúp đẩy một số kí sinh trùng đường ruột ra khỏi cơ thể rất hiệu quả. Dầu dừa còn giúp giải độc hệ tiêu hóa và có thể ngăn chặn sự phát triển của sán dây.

Nha đam

Loại thảo dược này được biết đến với vô vàn công dụng khác nhau, từ trị vết bỏng đến chữa tê cóng chân tay. Nha đam cũng được sử dụng như một biện pháp để tiêu diệt những kí sinh trùng cứng đầu ra khỏi đường ruột. Chúng ta có thể tìm thấy nha đam trong nhiều sản phẩm khác nhau, phổ biến nhất là nước trái cây, hay dưới dạng gel, bột và viên nén. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên thận trọng và tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nha đam để điều trị.

Tỏi

Tỏi có lẽ là loại thực phẩm đa chức năng nhất trong danh sách dưới đây. Ngoài là gia vị cho các món ăn, chúng còn là một loại thảo mộc tác dụng mạnh như một liều thuốc. Ăn tỏi đặc biệt hữu ích trong việc thải ký sinh trùng như giardia và giun đũa ra khỏi cơ thế.

Ngải cứu

Ngoài khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề túi mật, hay chữa chứng mất cảm giác ngon miệng, cây ngải cứu còn là phương tiện hiệu quả chống lại sự phá hoại của giun tròn và các loại ký sinh trùng khác. Ngải cứu thường được uống dưới dạng trà, nhưng để đạt hiệu quả như mong muốn, người ta thường sử dụng tinh dầu ngải cứu để chống lại các chứng bệnh nhiễm kí sinh trùng.

Lựu

Vỏ lựu thường được sử dụng như một phương thuốc hiệu quả cho người bị tiêu chảy và bệnh lỵ. Đây cũng là điều kiện để chúng giúp cơ thể loại bỏ kí sinh trùng đường ruột. Người ta thường dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô, hoặc dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô nấu nước dùng trị giun sán.

Phong Vũ

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/nhung-nguyen-lieu-re-beo-tri-giun-san-hieu-qua-ma-khong-can-dung-thuoc-27463/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY