Những sai lầm khi ăn canh:
Ăn canh trước bữa ăn có thể làm tăng cảm giác no, vì vậy thông thường khi ăn canh xong chúng ta sẽ ăn ít thức ăn hơn. Tuy nhiên, nếu đó là một món canh có nhiều chất béo, ví dụ như canh hầm móng giò chẳng hạn, thì lại khiến cơ thể hấp thụ nhiều chất béo hơn, không có lợi ích trong việc giảm béo.
Đối với món canh, rất nhiều người thường thích ăn canh nóng hổi khi vừa nấu xong. Tuy nhiên, bạn không biết rằng, ăn canh quá nóng cực kỳ nguy hại đối với sức khỏe.
Việc ăn canh nóng có thể làm tổn thương dạ dày và thực quản của bạn. Dạ dày và thực quản chỉ có thể chịu đựng được độ nóng khoảng 50-60 độ. Nếu vượt qua nhiệt độ này, niêm mạc dạ dày, thực quản sẽ bị tổn thương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
Trong quá trình ăn cơm, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm mềm thức ăn, giúp quá trình nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, enzyme có trong nước bọt rất có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của cơ thể.
Việc ăn cơm chan canh khiến cơm mềm và dễ nuốt hơn nhưng làm hạn chế quá trình tiết nước bọt. Thức ăn không được hấp thụ nước bọt khi nuốt xuống dạ dày sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, điều này kéo dài sẽ gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Một cuộc thí nghiệm cho thấy, nếu bạn ninh các thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt bò trong 6 tiếng đồng hồ, dù món canh trông rất ngon nhưng hàm lượng protein chỉ còn 6-15%, 85% còn lại được lưu giữ trong cặn canh.
Dù hầm canh trong thời gian dài thì dinh dưỡng của thịt cũng không hoàn toàn được tiết ra nước canh. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên ăn cả "nước", cả "cái" để hấp thu được toàn bộ những chất có lợi cho sức khỏe.
Những nhóm người nên thận trọng khi ăn canh
- Bệnh nhân huyết áp cao: Nhóm người này nên hạn chế ăn canh có nhiều muối và nhiều dầu mỡ. Nên chọn ăn các loại canh hoặc cháo loãng, thanh đạm từ ngũ cốc hoặc rau củ quả.
Tránh ăn các loại canh chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường. Phù hợp với các món canh có chứa ngũ cốc, thực phẩm thô.
Ngoài việc xem xét lượng dầu, muối, đường có trong canh, cần chú ý đến các phản ứng của đường huyết khi ăn canh. Gợi ý uống thêm trà, nước sẽ tốt hơn.
Hạn chế ăn các món canh đặc nấu từ thịt, canh hải sản và các món canh, cháo, chè nấu với nhiều đường.
Lưu ý khi ăn canh:
Khi nấu canh, cố gắng lựa chọn những thực phẩm ít chất béo, ví dụ như các loại cá, thịt nạc, thịt động vật loại bỏ da (bì), xương, sườn…
Trước khi nấu canh cá, tốt nhất là không nên rán cá, tránh việc dầu mỡ ngấm quá nhiều vào cá làm tăng chất béo trong món canh.
Nấu canh hạn chế cho nhiều muối, mì chính. Nếu là canh tôm rong biển hay canh sườn thì không nên cho thêm nhiều muối.
Nấu canh có chứa đậu xanh, đậu đỏ, canh nấm trắng hoặc một số loại canh có vị ngọt thì có thể cho thêm vào chút hoa quả khô, ví dụ như táo tàu khô chẳng hạn thì bạn không cần cho thêm đường.
Bạn không nhất thiết phải nấu canh hầm thật lâu với mong muốn các thực phẩm tiết ra chất dinh dưỡng, bởi dù nấu lâu để các chất dinh dưỡng tiết ra nhiều hơn vào nước, nhưng cũng không hẳn tốt hơn khi chúng nằm lại ở thịt trong canh.
Các chất dinh dưỡng không hẳn là nằm trong nước canh, vì nước canh chủ yếu chứa một số thành phần hòa tan, chẳng hạn như một số protein, axit amin, peptide, vitamin B2, kali. Nhưng chất béo, các chất dinh dưỡng khác (ví dụ như hầu hết các protein) thì vẫn chủ yếu còn ở trong thịt (phần cái).
Vì vậy, nếu muốn ăn canh bổ dưỡng nhất, có thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng trọn vẹn thì cần phải ăn cả nước cả cái.
Các món canh nấu từ gà hoặc xương sườn lợn thường chứa nhiều chất béo, vì vậy trước khi ăn tốt nhất là nên nhẹ nhàng hớt bỏ bớt váng mỡ trên mặt bát canh. Nếu trong bữa ăn đã có món canh quá nhiều dầu mỡ, thì các món còn lại nên lựa chọn thực phẩm thanh đạm, nhẹ nhàng.
Quỳnh Hoa
Theo tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: