Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những “thủ phạm” khó chịu gây đau vùng chậu

(SKGĐ) Đau vùng chậu có thể báo hiệu một tin mừng - bạn sắp được làm mẹ, có khi là những rắc rối nho nhỏ về đường tiêu hóa hay chuyện tế nhị ngày đèn đỏ, nhưng cũng có lúc nó báo hiệu sức khỏe của bạn đang có vấn đề.

1. Viêm ruột thừa

Nguyên nhân: Đau nhói ở bụng dưới, bên phải; ói mửa và sốt.

Lời khuyên/điều trị: Đến ngay phòng cấp cứu, phẫu thuật cắt bỏ phần bị viêm để tránh nguy cơ nhiễm trùng phần bụng gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

2. Hội chứng co thắt đại tràng

Nguyên nhân: Đau bụng tái diễn, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón

Lời khuyên/điều trị: Có thể khắc phục các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn, giảm bớt căng thẳng, dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc táo bón.

Ảnh minh họa

3. Đau bụng ngày đèn đỏ (thống kinh)

Nguyên nhân: Sự hình thành tế bào trứng cùng với chất dịch và máu trong thời kỳ rụng trứng có thể sẽ gây kích ứng niêm mạc bụng gây đau.

Lời khuyên/điều trị: Cơn đau có thể thường xuyên xảy ra nó gần như vô hại và sẽ biến mất trong vài giờ.

4. Mang thai ngoài tử cung

Nguyên nhân: Xảy ra khi phôi thai hình thành phát triển ngoài tử cung, thường là tại các ống dẫn trứng. Các triệu chứng rõ rệt bao gồm đau vùng chậu, co thắt (đặc biệt ở một bên), chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.

Lời khuyên/điều trị: Bệnh nhân cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh đe dọa đến tính mạng.

5. U nang buồng trứng

Nguyên nhân: Thông thường, trong kỳ kinh nguyệt, các nang trứng phải mở ra để giải phóng các trứng. Khi có một nang không mở để giải phóng trứng hoặc đóng lại sau khi rụng trứng sẽ tạo ra chất lỏng gây u nang buồng trứng. Nếu u nang lớn sẽ gây đau vùng chậu, tăng cân, và đi tiểu thường xuyên.

Lời khuyên/điều trị: Bệnh được xác định nhờ khám phụ khoa hoặc siêu âm.

6. U xơ tử cung

Nguyên nhân: Bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi 30-40; Gây tức bụng, đau lưng, đau khi quan hệ, khó có thai

Lời khuyên/điều trị: Có thể dùng phương pháp điều trị thu nhỏ u xơ tử cung hoặc phẫu thuật loại bỏ u xơ nếu nặng.

7. Lạc nội mạc tử cung bàng quang

Nguyên nhân: Đó là hiện tượng nội mạc tử cung không phát triển bên ngoài tử cung mà lại phát triển tại bàng quang. Vì vậy, khi lớp nội mạc này bị phá vỡ, không có cách nào để đẩy ngoài cơ thể; gây đau, tạo mô sẹo dẫn đến việc khó có thai.

Lời khuyên/điều trị: Có khá nhiều phương pháp khắc phục triệu chứng bệnh nhưng vẫn chưa thể chữa trị hoàn toàn.

8. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nguyên nhân:

- Vi trùng xâm nhập đường tiết niệu ảnh hưởng xấu đến niệu đạo vào bàng quang, niệu quản và thận.

- Dấu hiệu: Sốt, buồn nôn, nôn mửa và đau ở một bên phía dưới lưng.

Lời khuyên/điều trị: Nhiễm trùng thường không nghiêm trọng nếu được xử lý kịp thời. Nhưng khi lây lan đến thận, nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn.

9. Sỏi thận

Nguyên nhân: Do rối loạn trao đổi chất khoáng. Chúng không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi. Khi những viên sỏi di chuyển từ thận đến bàng quang, chúng gây đau đột ngột ở bụng hoặc vùng xương chậu. Nước tiểu chuyển màu hồng hoặc màu đỏ máu.

Lời khuyên/điều trị: Gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

10. Đau khi quan hệ tình dục

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây đau khi giao hợp (như đã nhắc đến ở trên) và một trong những nguyên nhân đó là do nhiễm trùng âm đạo hay bôi trơn không đủ.

Lời khuyên/điều trị: Liệu pháp tình dục (psychosexual therapy - phương pháp chữa bệnh tâm sinh dục cho những người gặp vấn đề trong “chuyện ấy”) có thể giúp ích cho bạn.

Vân Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-thu-pham-kho-chiu-gay-dau-vung-chau-18472/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY