Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những vị thuốc hay từ các búp non mùa Xuân

Với một số bệnh thường gặp, vài ngọn cây mùa Xuân có thể giúp bạn tránh phải đến nhà thuốc.

1. Búp ổi

Búp ổi chứa 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa, giúp làm se niêm mạc ruột, giảm tiết dịch, nhu động ruột và có tác dụng kháng khuẩn. Bởi vậy người xưa thường dùng ngọn ổi để cầm tiêu chảy.

Tiêu chảy do nóng: 12-20g búp ổi nong (sao sơ), gừng nướng 10g (hoặc củ riềng khô 10-12g), vỏ quýt khô 10-12g. Nấu các loại trên với 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Tiêu chảy do lạnh: 20g búp ổi, 20g củ sắn dây khô, 12g lá chè tươi, 12g lá mã đề (hoặc rau diếp), sắc với 500ml nước, cô đặc còn 200ml, chia 2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn.

Chữa viêm dạ dày-ruột cấp tính: Lá ổi non 30g cắt nhỏ, sao chung với một nắm gạo (gạo lứt càng tốt), sắc cùng 500ml nước, cô đặc còn 200ml, lọc lấy nước chia 2 lần uống vào lúc đói bụng.

2. Búp bàng

Dùng búp cây bàng chữa bệnh không chỉ là kinh nghiệm của người dân Việt mà cũng được một số cư dân Ấn Độ, Indonesia, Philipin áp dụng.

Chữa sưng tụt lợi: Búp bàng 2 cái để tươi, rửa sạch, nhai nát, ngậm trong 10-15 phút, rồi nhổ cả bã lẫn nước.

Chống nhiễm khuẩn: Búp bàng phối hợp với lá sòi tía, sắc nước đặc, rửa vết thương.

Chữa chàm cho trẻ nhỏ: Dùng một nắm búp bàng, giã nát cùng chút muối tinh. Lấy nước bôi vào vùng da bị chàm cho trẻ, khoảng 3-4 ngày sẽ thấy tình trạng cải thiện.

3. Búp chè

Trà xanh có công dụng lợi tiểu, sát khuẩn nên cũng được dân gian dùng để trị một số bệnh thông thường.

Chữa phù thũng: Búp chè 300g để tươi, vò nát, nấu nước uống làm nhiều lần trong ngày.

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Nhai vài lá búp chè (khô), nuốt nước dần dần (nhiều lần/ngày). Hoặc kết hợp sao vàng khoảng búp ổi 20g + búp chè 20g + cam thảo 5g, sắc đặc, uống chia 2 lần/ ngày.

4. Búp dứa dại

Theo Đông y, lá non cây dứa dại có vị ngọt, tính lạnh giúp tán nhiệt, lương huyết, cầm máu. Theo kinh nghiệm dân gian, lá non dứa dại có thể trị các bệnh mụn nhọt, giảm chảy máu chân răng, trong đó có bài trị đái dắt, đái buốt được nhiều người ứng dụng.

Công thức chữa đái rắt, đái buốt có máu: Sắc uống búp dứa dại với mầm rể cỏ gừng (tỉ lệ 1:1)

5. Búp bạc tiên (chanh leo)

Cây lạc tiên (còn gọi chanh leo) có hoạt chất tác động lên hệ thần kinh trung ương giúp chống lo âu, mất ngủ.

Bạn có thể dùng ngọn cây để xào, nấu canh và ăn vào bữa tối. Bài thuốc này vừa giúp dễ ngủ, lại giúp giảm cholesterol trong máu.

Nguyễn Hạnh

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/nhung-vi-thuoc-hay-tu-cac-bup-non-mua-xuan-17797/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY