Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Nổi Mề Đay Sau Sinh Và Cách Biện Pháp Điều Trị An Toàn

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng phổ biến của nhiều sản phụ. Mời bạn đọc thảm khảo bài viết sau đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này.

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng phổ biến của nhiều sản phụ. Bệnh gây ra triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ da ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả mẹ và bé. Trường hợp không được điều trị kịp thời bệnh có thể lan rộng ra các vùng da khác, dẫn đến phù nề, suy hô hấp.

Nổi mề đay sau sinh là gì? 

Nổi mề đay sau sinh là gì?

Nổi mề đay sau sinh là gì? 

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Đặc biệt, những người có thể trạng yếu rất dễ mắc phải căn bệnh này. Trong đó, phụ nữ sau sinh là một trong những đối tượng dễ bị mẫn cảm nhất do cơ thể lúc này tương đối yếu.

Nổi mề đay sau sinh là một phản ứng của da trước những dị nguyên gây hại khiến da bị đỏ, ngứa ngáy. Tình trạng ngứa có thể diễn ra trong thời gian ngắn khoảng vài phút có khi vài giờ. Tuy nhiên nếu không có biện pháp can thiệp bệnh có thể diễn tiến kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.

Thông thường, phụ nữ sau khi sinh từ 1 – 3 tháng sẽ gặp phải vấn đề nổi mề đay, dù sinh mổ hay sinh thường. Sản phụ có thể rơi vào trạng thái mề đay cấp tính kéo dài không quá 6 tuần với triệu chứng không quá nghiêm trọng, có thể tự khắc phục.

Tuy nhiên, khi mắc chứng mề đay mãn tính, tình trạng ngứa ngáy, khó chịu có thể tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là khi thời gian thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp. Bệnh kéo dài trên 6 tuần và rất khó để điều trị được dứt điểm.

Nổi mề đay sau sinh là gì? 

Tình trạng ngứa nổi mề đay xuất hiện nhiều vào ban đem và sáng sớm

Nổi mề đay sau khi sinh thông thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và em bé. Thế nhưng về lâu dài, căn bệnh này lại gây ra nhiều rắc rối trong sinh hoạt. Đặc biệt, tình trạng ngứa thường xuất hiện nhiều vào ban đêm và sáng sớm khiến sản phụ bị mất ngủ, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chăm sóc con cái và gia đình.

Nguy hiểm hơn, nếu không có biện pháp khắc phục, mề đay có thể lan ra các vùng da khác, biến chứng thành phù mạch, bệnh nhân sẽ khó thở, bị suy hô hấp, tụt huyết áp, sốc phản vệ.

Chính vì vậy, sau sinh chị em phụ nữ nếu nhận thấy những biểu hiện khởi phát của mề đay nên có biện pháp khắc phục sớm, tránh tình trạng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến sau sinh bị nổi mề đay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay sau sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Nội tiết tố thay đổi

Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi qua quá trình sinh nở. Thời gian này, hormone prolactin sản xuất sữa mẹ tăng lên khiến cho hormone sinh dục nữ giảm xuống. Chính sự thay đổi này khiến cho cơ thể dễ mẫn cảm hơn, hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến tình trạng nổi mề đay sau khi sinh.

Nguyên nhân dẫn đến sau sinh bị nổi mề đay

Nội tiết tố thay đổi khiến nữ giới sau sinh nổi mẩn ngứa khó chịu

  • Ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống

Khi em bé còn trong tháng, mẹ phải lựa chọn thực phẩm một cách cẩn thận để vừa có sữa cho vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hai mẹ con. 

Theo truyền thống của nhiều gia đình, họ cho rằng sau khi sinh không nên ăn rau hoặc hoa quả nhiều mà chỉ nên ăn canh ngót và thịt nạc,…Do điều này mà cơ thể mẹ sau khi sinh bị thiếu nhiều dưỡng chất khác, dẫn đến nóng trong người tạo điều kiện cho bệnh mề đay hình thành và phát triển.

  • Tâm lý không ổn định

Sự rối loạn nội tiết tố kéo theo tâm lý sản phụ sau sinh không ổn định như người bình thường. Theo thống kê, có tới 60% nữ giới sau sinh gặp các vấn đề tâm lý do chưa quen với việc có con, chăm con, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, ngủ không đủ giấc,…

Căng thẳng, stress thời gian dài khiến cho thể trạng suy yếu, các dị nguyên có thể xâm nhập và gây bệnh.Đặc biệt là nổi mề đay, khởi phát những tổn thương trên bề mặt da.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sinh nở, phụ nữ phải sử dụng một số loại thuốc như thuốc tê, thuốc gây mê. Do đó, cơ thể có thể gặp một số tác dụng phụ của các loại thuốc này, gây ra tình trạng nổi mề đay sau khi sinh.

  • Vệ sinh cơ thể kém

Theo quan niệm của dân gian, phụ nữ sau khi sinh phải trải qua giai đoạn ở cữ trong khoảng 1 tháng. Thời gian này, chị em không được tắm gội, phải ủ ấm cơ thể thường xuyên dù thời tiết bên ngoài là mùa hè.

Điều này dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi, bít tắc lỗ chân lông, da ngứa ngáy lâu ngày dẫn đến nổi mẩn đỏ. Đây là nguyên nhân gây phổ biến gây ra tình trạng nổi mề đay sau khi sinh.

Nguyên nhân dẫn đến sau sinh bị nổi mề đay

Vệ sinh cơ thể, không gian sống, đồ dùng sinh hoạt không sinh sẽ dẫn đến tình trạng nổi mề đay sau sinh

  • Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, sản phụ có thể bị nổi mề đay do dị ứng với thời tiết, lông vật nuôi, phấn hoa, bị côn trùng đốt hoặc kích ứng do sử dụng mỹ phẩm có thành phần dị ứng,…

Dấu hiệu bị nổi mề đay sau sinh

Sản phụ có thể dễ dàng nhận biết bệnh mề đay thông qua các dấu hiệu cơ bản sau đây:

  • Ngứa ngáy: Tình trạng ngứa bề mặt da có nhiều mức độ khác nhau, tùy vào tình trạng của từng người. Thông thường, ngứa xuất hiện nhiều vào ban đêm hoặc sáng sớm khiến mẹ khó chịu, khó ngủ.
  • Nổi mẩn đỏ: Ngứa sẽ kèm theo tình trạng nổi mẩn đỏ trên da, đây là đặc trưng của căn bệnh mề đay thông thường. Các vùng da dễ thấy như cổ, mặt, tay, chân, bụng,…nổi những đốt mẩn đỏ như muỗi đốt, đôi khi nổi thành cục lớn, phát ban. Hình dạng và kích thước, màu sắc khác nhau.

Sản phụ khi bị nổi mề đay nặng, da có hiện tượng phù nề, phù mạch các vị trí như môi, mí mắt hoặc bộ phận sinh dục. Da bị rát kèm với ngứa khó chịu. Tình trạng phù nề còn ảnh hưởng đến niêm mạc họng, khiến sản phụ khó thở, mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược, sốt,…

Sau sinh bị nổi mề đay bao lâu thì hết? Có tắm được không?

Phụ thuộc vào cơ địa khác nhau của từng người mà mề đay sau sinh nhanh khỏi hay kéo dài. Nếu người bệnh biết điều chỉnh lại chế độ ăn uống, môi trường sống và sử dụng phương pháp điều trị phù hợp,…thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Thông thường, nổi mề đay thể cấp tính do các dị nguyên bên ngoài như lông thú cưng, phấn hoa hay thực phẩm,…bệnh sẽ nhanh khỏi, không cần phải can thiệp nhiều. Tuy nhiên, nếu bệnh hình thành do yếu tố bên trong như cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng thì thời gian khỏi bệnh sẽ chậm hơn, lúc này bệnh có khả năng tái phát cao nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Sau sinh bị nổi mề đay bao lâu thì hết? Có tắm được không?

Sản phụ vẫn có thể vệ sinh cá nhân bình thường để loại bỏ vi khuẩn bám trên da

Về vấn đề vệ sinh, người bị nổi mề đay vẫn có thể tắm rửa, vệ sinh bình thường hàng ngày. Chỉ nên sử dụng dung dịch vệ sinh, sản phẩm chăm sóc da cho phù hợp. Kiêng tắm đối với trường hợp nổi mề đay do nhiễm phong hàn.

Như trên cũng đã đề cập, việc không giữ vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính khiến cho mề đay hình thành. Nếu sản phụ kiêng tắm, vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều hơn, làm cho tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ngày càng trầm trọng. Đồng thời, sản phụ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng nước ấm để tắm, không nên tắm nước quá lạnh hoặc nước quá nóng dễ gây kích ứng da.
  • Sản phẩm chăm sóc da không nên chọn loại có nhiều thành phần hóa chất, ưu tiên lựa chọn sản phẩm chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên.
  • Một số lá cây có thể tiêu viêm theo dân gian như lá kinh giới, tía tô, khế,…Chọn lá tươi, rửa sạch sau đó nấu nước thuốc để pha vào nước tắm mỗi ngày.

Cách điều trị nổi mề đay sau sinh an toàn

Cơ thể phụ nữ sau sinh sẽ yếu và dễ bị kích ứng hơn bình thường. Bên cạnh đó, thời gian này mẹ có thể đang nuôi con trực tiếp bằng sữa mẹ, do đó, những điều chỉnh để điều trị mề đay sau sinh phải hết sức cẩn trọng.

Một số biện pháp điều trị phổ biến cho chị em phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay:

Sử dụng thuốc tây điều trị mề đay sau sinh

Thông thường, các loại thuốc Tây điều trị mề đay được chỉ định cho phụ nữ sau sinh là loại có ít thành phần hóa học, dược tính thấp, lành tính để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cho con. Một số loại như:

  • Thuốc bôi có menthol: Menthol là một hoạt chất thu được từ thảo dược thiên nhiên là bạc hà và lá trầu không. Loại này dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bị nổi mề đay giúp giảm ngứa, kháng viêm, giảm sưng, nóng.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc tác dụng ức chế các hoạt động phóng thích histamin, giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng tổn thương. Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, nhưng chỉ sử dụng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của người có chuyên môn.

Phụ nữ sau khi sinh bị nổi mề đay nặng hay nhẹ tốt nhất nên thăm khám y tế trước khi sử dụng thuốc Tây y để điều trị. Bởi vì, tác dụng phụ của thuốc có thể gây hại cho cơ thể của mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng mẹo dân gian

Nếu tình trạng mề đay khởi phát gây ngứa ngáy vào ban đêm, sản phụ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian để khắc phục tại chỗ tình trạng này. Cách này được nhiều người ưu tiên lựa chọn, do thảo dược đảm bảo an toàn và lành tính hơn các loại thuốc tân dược. Đặc biệt giai đoạn này mẹ còn nuôi con bằng sữa mẹ.

Cách điều trị nổi mề đay sau sinh an toàn

Điều trị mề đay sau sinh bằng mẹo dân gian được ưu tiên hàng đầu

  • Chườm lạnh: Biện pháp này giúp dịu nhanh triệu chứng ngứa do mề đay, đồng thời cải thiện tình trạng viêm đỏ da. Tuy nhiên, cách này chỉ khắc phục tạm thời không thể trị được dứt điểm căn bệnh “cứng đầu” này.
  • Uống trà gừng, mật ong: Gừng sẽ giúp giữ ấm cơ thể, kết hợp với mật ong còn có tác dụng chống viêm. Đặc biệt hiệu quả cho chứng nổi mề đay vào ban đêm.
  • Sử dụng nha đam: Nha đam là nguyên liệu thiên nhiên lành tính, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, gel nha đam có nhiều dưỡng chất cần thiết cho da, làm mát và chống viêm. Bệnh nhân có thể sử dụng gel nha đam thoa lên vùng da bị nổi mề đay giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Sử dụng lá hẹ: Hẹ được dân gian sử dụng phổ biến trong việc điều trị mề đay, phù hợp cho phụ nữ sau khi sinh. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng một nắm lá hẹ, ngâm rửa sạch sẽ sau đó giã nát lấy nước cốt thoa lên vùng bị nổi mề đay, tình trạng ngứa ngáy sẽ giảm hẳn.
  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không có chứa tinh dầu, chất chống viêm, kháng khuẩn tác dụng làm sạch da hiệu quả. Sản phụ bị nổi mề đay có thể sử dụng lá trầu không, vò nát rồi xoa lên vùng bị nổi mẩn ngứa hoặc có thể sử dụng lá cây này để nấu nước tắm cùng giúp giảm mề đay an toàn.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số cách chữa mề đay tại nhà từ các loại thảo dược khác hãm như pha trà để uống như cam thảo, bạc hà, hoa cúc,…để điều trị mề đay sau sinh. Đây điều là những dược liệu tốt cho cơ thể, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại cho da.

Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng Đông y

Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng Đông y tương đối an toàn đối với chị em phụ nữ sau khi sinh. Bên cạnh sử dụng mẹo dân gian thì cách này vẫn được ưu tiên hơn so với sử dụng thuốc tân dược.

Các bài thuốc Đông y còn có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ. Chị em cần lựa chọn địa điểm thăm khám và bốc thuốc Đông y uy tín, rõ nguồn gốc và không bị lẫn lộn với tân dược để đảm bảo an toàn.

Phòng tránh nổi mề đay sau sinh

Sản phụ nên lưu ý một số vấn đề sau để ngăn ngừa tình trạng sau sinh bị nổi mề đay, cũng như phòng tránh bệnh tái phát:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể thông qua việc ăn canh, giúp hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể, ổn định lại nội tiết tố.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ ấm khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào thời điểm chuyển mùa từ nóng sang lạnh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống, tránh để côn trùng cắn gây nên mề đay sau sinh.
  • Nếu bị nổi mề đay, sản phụ hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt gà, măng, trứng, hải sản,…đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Không nên gãi có thể khiến vùng mề đay bong tróc, tổn thương nghiêm trọng cho da.
  • Tuyệt đối tránh xa những thức uống chứa cồn, gas, cà phê, thuốc lá,…có thể khiến bệnh tái phát thường xuyên.

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng phổ biến, có thể khỏi sau một thời gian nếu được điều trị kịp thời. Chính vì thế, khi thấy những biểu hiện khởi phát của bệnh chị em nên nhanh chóng khắc phục. Tốt nhất nên thăm khám y tế để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

CHỦ ĐỀ DÀNH CHO BẠN:

  • Người bị nổi mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì?
  • Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng cần cảnh giác những bệnh này
  • Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là do đâu? Làm sao hết?
  • 5 Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả cho mọi đối tượng

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/me-day-sau-sinh-3803.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY