TS. Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 143 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Trong số 15 bệnh nhân diễn biến nặng có 5 ca diễn biến nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng.
Một ca làm việc trong thời dịch COVID-19 có 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng, kéo dài 4 tiếng nhưng không dễ dàng gì với họ. Khoác lên mình bộ quần áo phòng hộ chuyên dụng vừa nặng vừa khó dịch chuyển, khẩu trang N95 che kín nửa khuôn mặt cùng chiếc kính phòng hộ to bản úp lấy nửa khuôn mặt còn lại khiến mọi hoạt động của các nhân viên y tế khó khăn và thiếu linh hoạt so với bình thường. Đó cũng là khoảng thời gian họ trực tiếp chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân nghi nhiễm với COVID-19.
Những bệnh nhân nguy kịch phải thở máy và điều trị hồi sức tích cực với lực lượng y bác sĩ trực tiếp làm việc trong buồng bệnh, theo dõi liên tục người bệnh 24/24h và cứu sống những bệnh nhân có tổn thương tim, phổi, biến chứng ngừng tuần hoàn trong đêm.
Bác sĩ Bá Đình Thắng, khoa Cấp cứu vừa hết ca trực, tháo bỏ bộ quần áo bảo hộ để vào nơi quy định, thay chiếc khẩu trang và mũ y tế mới, anh bảo: “Những ngày có dịch bệnh thế này áp lực nhiều hơn. Nguy cơ bác sĩ bị lây bệnh cũng không thấp khi phải trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân”. Trán vị bác sĩ trẻ khẽ nhíu lại khi nhắc đến những ngày đầu dịch bệnh xâm nhập. Có những lúc vừa phải tiếp nhận bệnh nhân nghi nhiễm vừa phải giải thích cho hàng chục người khác kéo đến vì lo lắng.
Đây cũng là khoảng thời các nhân viên y tế đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh từ những ca bệnh nặng. Tuy nhiên không có y bác sĩ nào nản lòng, bỏ vị trí làm việc. Với những cố gắng và tinh thần hết mình vì người bệnh đó đến nay các y bác sĩ bệnh viện đã chữa khỏi 105 bệnh nhân. Hiện chỉ còn 2 bệnh nhân cần thở máy hỗ trợ nhưng bệnh đã thuyên giảm nhiều, người bệnh tỉnh táo và giao tiếp tốt. Các bệnh nhân khác đều ổn định và có tiến triển tốt.
Thống kê của bệnh viện cho thấy đã tiếp nhận cách ly và theo dõi y tế cho 1.725 trường hợp nghi ngờ, trong đó có 30 người từ vùng dịch Vũ Hán, Trung Quốc. Đến nay còn 167 trường hợp đang tiếp tục được cách ly và theo dõi y tế. Số còn lại đã được ra viện hoặc chuyển tuyến dưới theo dõi.
Trong đại dịch lần này, cơ sở 2 của bệnh viện tại Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội đã đáp ứng được phần nào nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân, giảm tải cho cơ sở Giải Phóng. Đây là cơ điều trị cho trên 50% số bệnh nhân dương tính trong cả nước và là nơi cách ly cho hàng nghìn người có yếu tố dịch tễ.
Thực hiện chế độ toàn bộ lãnh đạo, nhân viên và người lao động tự nguyện ở lại Bệnh viện sẵn sàng phục vụ người bệnh, người cách ly, đồng thời để đảm bảo hạn chế lây nhiễm từ môi trường Bệnh viện ra cộng đồng, cũng như từ cộng đồng vào môi trường bệnh viện.
Nhân viên Bệnh viện thường xuyên được xét nghiệm sàng lọc SARS-COV-2, đặc biệt nhóm nhân viên tại khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực thường xuyên phải làm các thủ thuật, điều trị, chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân nhiễm SARS-COV-2 nặng để kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp có khả năng lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên y tế.
Chuẩn bị lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Ảnh: Mạnh Thắng
Thực hiện cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cho người nhiễm, người nghi nhiễm và nhân viên y tế của Bệnh viện, đảm bảo kịp thời, khoa học.
Bệnh viện triển khai, kết hợp triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến dịch bệnh SARS-COV-2, đặc biệt các đề tài nghiên cứu về một số phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân như: Dùng huyết tương của bệnh nhân dương tính sau khi đã khỏi bệnh; thử nghiệm lâm sàng ghép tế bào gốc trung mô…
Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm hỗ trợ Bệnh viện về chuyên môn kỹ thuật và nguồn lực cho công tác phòng chống, dịch bệnh. Kịp thời tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực giám sát; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, xử trí cấp cứu và dự phòng lây nhiễm COVID-19 cho các bệnh viện vệ tinh, tuyến dưới, trong đó đặc biệt tại tỉnh Vĩnh Phúc khi xã Sơn Lôi bị cách ly, tại Bệnh viện đa khoa huyện Đồng Văn – Hà Giang. 2.
Trong đại dịch COVID-19, Bệnh viện đã, đang phối hợp triển khai một số nghiên cứu nhằm tìm ra những phương pháp mới, cơ hội mới để cứu chữa người bệnh trong bối cảnh chưa có vắc-xin và Thu*c điều trị như hiện nay. Các nghiên cứu gồm: đánh giá tính an toàn và hiệu quả của ghép tế bào gốc trung mô từ dây rốn (Vcell1) hỗ trợ điều trị hội chứng suy hô hấp cấp do virus COVID-19; Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 bằng huyết tương của bệnh nhân đã hồi phục...
Chủ đề liên quan:
bệnh nhân bệnh nhân covid 19 bệnh viện bệnh nhiệt đới biến chứng biến chứng nặng Covid 19 COVID_19 cứu sống nghiên cứu