Ớt chuông có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mĩ và phía bắc Nam Mĩ. Ở tại Việt Nam, nó được trồng và thu hoạch tại Đà Lạt. Tùy vào từng giống mà quả ớt chuông có rất nhiều màu sắc như xanh, đỏ, cam, vàng, nâu, vanilla… Vị của ớt chuông cũng đa dạng tùy theo điều kiện trồng và bảo quản sau thu hoạch. Thông thường, quả đã thu hoạch khi còn xanh hay chín khi được bảo quản sẽ ít ngọt hơn quả đã chín hẳn trên cây ngoài nắng. Loại quả này rất giàu dinh dưỡng, có rất nhiều lợi ích mà không phải bất cứ loại rau xanh nào cũng có được.
Thị lực bị suy giảm có rất nhiều nguyên nhân, trong đó việc thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những lí do khiến cho thị lực suy yếu, trở thành căn bệnh phổ biến nhất hiện nay.
Chất zeaxanthin (là một trong những sắc tố carotenoid bảo vệ điểm vàng của mắt, để tránh khỏi tác hại của ánh sáng xanh, chống lại các phản ứng oxy hóa gây tổn thương cho võng mạc mắt cũng như cải thiện thị lực), được nhiều thấy nhiều trong ớt chuông cam, ớt chuông đỏ và nhất là ớt chuông xanh.
Theo trang web AAO đã từng khuyến cáo rằng: mỗi người nên hấp thụ 2mg zeaxanthin/ngày. Ngoài ra, loại ớt chuông đỏ cũng cung cấp lượng vitamin A đáng kể cho 75% nhu cầu cần thiết để tăng cường thị lực, ngăn ngừa triệu chứng quáng gà và giúp mắt nhìn rõ hơn vào ban đêm.
Trong ớt chuông đỏ, một chất chống oxy hóa có tên là lycopene được tìm thấy. Đây là một loại carotenoid giúp chống lại các gốc tự do có được từ việc tiếp xúc với chất độc tự nhiên môi trường. Lycopene giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Một bát ớt chuông xay nhỏ chứa 157% lượng vitamin C cần dùng hàng ngày. Lượng vitamin C phong phú đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật, giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra vitamin C còn tham gia trong tổng hợp collagen, giúp các tế bào kẽ duy trì cấu trúc bình thường, làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
Khi cơ thể bị thiếu máu, sẽ mất đi lượng oxy cung cấp cho các mô của tế bào trong cơ thể, dẫn đến da bạn trở nên xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống và có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, rối loại tiêu hóa,….
Khi ăn ớt chuông, bạn sẽ cải thiện tình trạng thiếu máu khi được cung cấp đủ lượng chất sắt vào cơ thể, vì nguồn chất sắt trong ớt chuông rất dồi dào. Đồng thời, ớt chuông còn cung cấp đến 300% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày, giúp ruột có khả năng hấp thu sắt một cách tối ưu nhất.
Lượng vitamin B6 và magie có trong ớt chuông sẽ giúp tinh thần trở nên sảng khoái, bớt lo lắng và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Hơn thế nữa, vitamin B6 còn góp phần vào quá trình sản sinh ra melatonin (một loại hormone liên quan đến giấc ngủ và nhịp sinh học), giúp bạn cân bằng đồng hồ sinh học cơ thể.
Ớt chuông, giống như táo và các loại rau và trái cây giòn khác, là bàn chải đánh răng tự nhiên. Thứ nhất, kết cấu dạng sợi, giòn của chúng giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Thứ hai, ớt chứa nhiều nước giúp kích thích dòng chảy của nước bọt.
Theo Đại học Nha khoa Illinois Chicago, nước bọt rất quan trọng đối với sức khỏe của răng vì nó làm giảm tác hại của axit và enzym tấn công răng. Nước bọt cũng chứa một số canxi photphat, có tác dụng khôi phục các khoáng chất cho bề mặt răng bị hư hại bởi axit, vi khuẩn.
Mỗi ngày, tiêu thụ lượng ớt chuông phù hợp sẽ giúp máu lưu thông trên da đầu tốt hơn, đồng nghĩa với việc giúp tóc mau dài, hạn chế tình trạng gãy rụng, khỏe mạnh và bảo vệ các nang tóc tránh khỏi tác hại của di-hydrotestosterone (DHT) được tốt hơn.