Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phấn hoa - Bí mật đã được khám phá

Từ cổ thư Trung Hoa đến thần thoại Hy Lạp, phấn hoa luôn được trọng vọng bởi những phép màu huyền bí của nó đối với sức khỏe con người. Dưới ánh sáng của y học hiện đại, những phép màu đó bắt đầu được giải mã.

Hơn 2000 năm trước, y thư cổ “Thần nông bản thảo kinh” đã có thuyết luận về việc dùng phấn hoa lâu ngày cơ thể sẽ trở nên nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu. Có lẽ vì sự hiệu nghiệm của phấn hoa mà nữ hoàng Võ Tắc Thiên thời nhà Đường (Trung Quốc), đã sử dụng chúng hàng ngày như một vị thuốc duy trì xuân sắc. Trải qua ba đời vua, năm 68 tuổi lên ngôi hoàng đế bà vẫn giữ được sức khỏe, nét trẻ trung và sự minh mẫn để trị vì đất nước trong 15 năm, thọ 83 tuổi. Và đó không phải là bà hoàng duy nhất tin vào sự linh nghiệm của phấn hoa. Vào thời nhà Thanh, Lão Phật gia “thét ra lửa” Từ Hy Thái hậu cũng dùng phấn hoa để dưỡng sắc và bồi bổ cơ thể. Còn theo thần thoại Hy Lạp, các vị thần ngụ trên đỉnh núi thiêng Olympia không hề dùng thức ăn, họ chỉ ăn phấn hoa để trường thọ và tạo nên những trường ca bất tử.

Phấn hoa (còn có tên gọi là phấn ong, phương ong). Theo Đông y, phấn hoa có vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng tâm thần, bổ khí huyết, bổ thận, ích tinh mạnh tỳ vị. Nó thường được dùng để trị các chứng hoa mắt chóng mặt, đau lưng, mỏi gối; mất ngủ, ăn kém, tiểu đêm nhiều lần; suy giảm tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm; cơ thể mệt mỏi, bồn chồn…

Các thí nghiệm của Tây y thì cho thấy mỗi hạt phấn hoa có khoảng 3-5 triệu tế bào, chứa 22 loại acid amin, 14 loại vitamin, 18 loại men thiên nhiên và các hoạt chất khác có lợi cho sức khỏe con người. Trong đó:

Vitamin và khoáng chất: Gồm các vitamin A, B12, D, E, C và K, cùng với inositol, biotin, thiamin, riboflavin, nicotinic acid, folic axit, pantothenic axit. Các khoáng chất quan trọng như: Ca, Cu, fe, Mg, Mn, P, K, Si, Na, S.

Amino acid và Protein: Amino axit trong phấn hoa khô cao gấp 5-7 lần trong thịt bò, trứng hay pho mát. Hàm lượng protein cao gấp 6 lần thịt bò. Điều này giúp phấn hoa trở thành thực phẩm lý tưởng cho người ăn kiêng, ăn chay, đặc biệt là những người mới ốm dậy.

Một số chất khác: Chất đường, chất béo, các yếu tố kiến tạo RNA và AND, hormon thực vật, các chất kháng oxy hoá, các nguyên tố vi lượng, kháng khuẩn, kháng sinh. Tổng hàm lượng chất béo và tinh dầu chiếm khoảng 5%.

Những dưỡng chất này kích thích hoạt động của các tuyến làm chấn hưng và tăng cường sinh lực. Nhờ đó, phấn hoa kích thích quá trình tổng hợp protein trong cơ thể, tăng cường miễn dịch và khả năng chống đỡ bệnh tật, làm giảm lượng cholesterol trong máu, điều hòa chức năng của hệ thần kinh, bảo vệ gan, tăng cường miễn dịch, hạn chế tác hại của chất phóng xạ.

Với hợp chất hương thơm có công hiệu đối với mao mạch, phấn hoa giúp phòng trị các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, phình tĩnh mạch, di chứng sau khi bị trúng gió, bí đại tiện mãn tính.

Ngoài ra, nhiều bằng chứng khoa học đã ghi nhận, phấn hoa còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển về sinh lý và trí lực của trẻ. Theo ghi nhận ở Viện phòng Lao Paris (Pháp), cho trẻ dùng phấn hoa sau 1-2 tháng giúp tăng lượng hồng cầu lên 25-30%, bạch cầu tăng 15%. Phấn hoa còn được gọi là “cảnh sát bảo vệ đường ruột” vì có tác dụng ổn định đường tiêu hóa khi bị rối loạn và là cũng là mỹ phẩm tự nhiên có khả năng chống lão hóa, tẩy sạch độ thô của da.

Người ta thường dùng phấn hoa bằng cách ăn tự nhiên, hoặc pha với nước sôi để uống. Với trẻ em, có thể nấu lẫn với bột hoặc cháo. Theo Trung tâm Nghiên cứu Ong Trung ương thì mỗi ngày dùng 1-2 thìa cà phê (khoảng 5g), chia làm 2 lần sẽ cho kết quả tốt nhất.

Bảo Hân

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/phan-hoa--bi-mat-da-duoc-kham-pha-22988/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY