Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Quả NA RỪNG có thể chữa bệnh gì mà đắt đỏ như vậy?

Cây na rừng là một thảo dược quý được đồng bào dân tộc sử dụng từ rất lâu, một trong ba vị thuốc quan trọng để bổ dương, điều trị yếu sinh lý, mất ngủ hay thiếu máu. Để hiểu hơn về loại dược liệu này, hãy cùng SKGĐ tìm hiểu ngay sau đây.

1. Đặc điểm của cây na rừng

Na rừng có tên gọi khác là Dây chua cùm và tên khoa học là Kadsura heteroclita (Roxb.) Craib. Cây na rừng trồng nhiều ở Sapa (Lào Cai), Hòa Bình, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Quảng Nam, Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Loài cây này rất có giá trị trong Đông Y, vì cả quả và rễ của chúng đều được khai thác làm dược liệu chữa bệnh khu phong, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết. Quả của cây Na có tác dụng ninh tâm, bổ thận, chỉ khái và khu đàm... Cây này còn là nguồn thức ăn cho các loài động vật sinh sống trong rừng.

Đặc điểm của cây na rừng

Một quả na rừng đỏ có trọng lượng lớn, trung bình một quả nặng từ 3-4kg. Để thu hoạch quả khá nguy hiểm. Bởi chỉ những cây ở trên vùng đầu nguồn, độ cao trên 600-800 m mới cho quả to. Đặc biệt, cây có tán lá trung bình 10-20m nên phải người trèo giỏi mới hái được. Chưa kể, loại quả này thu hút một loại ong rừng, nếu bị ong cắm sẽ rất nguy hiểm

TS Vũ Thoại, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm cho biết, na rừng là loại cây có giá trị dược liệu cao, quý hiếm và cần được bảo tồn.

2. Thành phần dinh dưỡng của na rừng

Na rừng được xem là một loại cây quý, có giá trị dược liệu cao. Theo các chuyên gia thành phần hóa học của loại cây này khá dồi dào, có tới 36 hợp chất tồn tại trong vị thuốc này. Và có nhiều hợp chất hiếm bao gồm: α- Copaene (3,47%), α- Humulene (5,04%), β- Himachalene (5,95%), 2- β- Pinene (4,38%)… Ngoài ra, trong rễ na rừng còn chứa nhiều loại tinh dầu có tác dụng tốt cho sức khỏe. Những thành phần hóa học này có nhiều tác dụng như: giúp an thần, chủ trị viêm loét dạ dày, tá tràng…

Thành phần dinh dưỡng của cây na rừng

3. Công dụng chữa bệnh của cây na rừng

3.1 Quả na rừng

Quả na rừng có thể trị phong thấp, hay làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ, phong thấp, giúp điều hòa khí huyết, hồi sức.

Ngoài ra, quả na rừng đem ngâm rượu có thể trở thành bài thuốc bổ dương rất hiệu quả, mà người Mông hay gọi là rượu Tứn Khửn.

Cách ngâm rượu Tứn Khửn của người dân tộc Mông thường rất cầu kỳ mà trong đó không thể thiếu được nguyên liệu là quả na rừng – chí chuồn chùa. Các già làng mới là người có nhiều kinh nghiệm trong việc ngâm rượu, còn cánh thanh niên thì không bao giờ được ngâm.

Công dụng chữa bệnh của quả na rừng

Tại Việt Nam chưa có tài liệu nào nghiên cứu về cây Na rừng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc đã nghiên cứu và viết thành sách hướng dân cách dùng cây Na rừng.

Tại huyện Yên Thế các lương y và các đồng bào dân tộc trên huyện Yên Thế hay dùng làm thuốc thang chữa phong thấp ăn uống kém phụ nữ hãm uống sau khi sinh đẻ chống hậu sản.

3.2 Rễ cây na rừng

Rễ cây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần. Rễ dùng trị viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng; Phong thấp đau xương; Đau bụng trước khi hành kinh, hậu sản... Liều dùng, sắc 15-30g rễ khô lấy nước uống.

Công dụng chữa bệnh của rể na rừng

3.3 Vỏ thân cây na rừng

Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, giảm đau. Ngày dùng 8-16g sắc hoặc ngâm rượu uống.

4. Bài thuốc có sử dụng Na rừng

4.1 Thuốc bổ, hoạt huyết, giảm đau, kích thích tiêu hóa

Theo kinh nghiệm dân gian, loại dược liệu quý này được dùng làm thuốc giảm đau, thuốc bổ, hoạt huyết và kích thích tiêu hóa. Bài thuốc là dùng 8 – 16g vỏ rễ hay vỏ thân tán nhỏ, ngâm rượu uống, chia làm 2 lần trong ngày.

Thân và rễ cây được dùng chữa phong tê thấp đau, viêm loét dạ dày tá tràng, đau bụng sau khi sinh. Bài thuốc là dụng 12 – 15g rễ cây ngâm với rượu để uống dần. Hoặc dùng 20 - 30 g rễ dược liệu hãm cùng với một lượng nước vừa đủ và uống thay nước hàng ngày.

4.2 Hỗ trợ giúp giảm đau

Vỏ thân và rễ cây được sử dụng để ngâm rượu để dùng uống hàng ngày hoặc dùng 8 – 16 g thảo dược sắc nước uống như trà nhằm giảm đau, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đau dạ dày..

4.3 Giúp an thần gây ngủ

Sử dụng quả na rừng rang lên, hãm trà pha nước uống có thể gây ngủ và có tác dụng an thần.

4.4 Chữa thận hư đau lưng, ho, viêm họng viêm phế quản

Quả của loại dược liệu này còn được sử dụng để chữa thận hư đau lưng, ho, viêm họng viêm phế quản, thần kinh suy nhược. Bài thuốc khuyến dùng là lấy 6 - 9g sắc nước uống hằng ngày.

Với những thông tin trên chắc chắn đã giúp bạn hiểu hơn về loại dược liệu quý cây na rừng và một số công dụng chữa bệnh của loại cây này. Hãy ghi nhớ để sử dụng khi cần thiết nhé!

Thu Hương

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/qua-na-rung-co-the-chua-benh-gi-ma-dat-do-nhu-vay-26262/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY