Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Quả ổi và lá ổi - phương pháp kiểm soát đường huyết hiệu quả cho người bị bệnh tiểu đường

Ổi một loại trái cây phổ biến, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh và lợi ích sức khỏe. Một trong những lợi ích của loại quả này là tác dụng chống bệnh tiểu đường, có lợi trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Không chỉ có quả ổi mà lá của nó cũng có tác dụng hạ đường huyết và điều chỉnh lượng đường trong máu và mức cholesterol của cơ thể.

Dinh dưỡng trong quả và lá ổi

Không chỉ có quả ổi mà lá của nó cũng có tác dụng hạ đường huyết và điều chỉnh lượng đường trong máu và mức cholesterol của cơ thể - (Ảnh: Boldsky).

Quả ổi chứa một lượng lớn axit ascorbic, mỗi 100g ổi chứa 50-300mg. Ổi cũng chứa một số loại carotenoid (chất chống oxy hóa) như beta-carotene, lycopene, lutein, gamma-carotene, beta-cryptoxanthin, crypto flavin, rubixanthin và neochrome.

Các hợp chất phenolic như anthocyanins, myricetin và axit ellagic cũng có nhiều trong quả ổi, cùng với chất xơ và một số khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, magiê và phốt pho.

Lá ổi cũng là nguồn phong phú của nhiều chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng và các hợp chất hoạt tính sinh học. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá ổi chứa 18,53% protein, 103mg vitamin C và 1717mg axit gallic. Các hợp chất hoạt tính sinh học trong lá ổi bao gồm quercetin, flavonoid, axit gallic, axit caffeic, axit ferulic, catechin, kaempferol, epicatechin và hyperin, cùng với polysaccharid và protein.

Trái ổi và tác dụng kiểm soát đường huyết

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ trái cây hàng ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm lượng đường trong máu của quả ổi đối với những người mắc bệnh tiểu đường, cùng với việc kiểm soát mức cholesterol, nguyên nhân chính gây ra các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh tim.

Quả ổi có thể giúp kiểm soát lượng đường có thể do:

1. Hàm lượng chất xơ cao

Cùi ổi có chứa một lượng lớn pectin (một loại chất xơ) có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ glucose của ruột để không làm tăng đột ngột lượng đường trong cơ thể. Điều này có thể giúp cải thiện khả năng dung nạp glucose và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát tình trạng bệnh.

2. Giàu flavonoid

Ổi rất giàu glycoside flavonoid, là những hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Một số flavonoid chống tiểu đường quan trọng trong quả ổi bao gồm strictinin, Isostrictinin và pedunculagin giúp cải thiện độ nhạy insulin trong cơ thể. Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các tế bào tuyến tụy bị tổn thương bởi các gốc tự do và do đó, cải thiện việc sản xuất và hoạt động của insulin. Ngoài ra, axit tannic và axit gallic trong trái cây có tác dụng chống glycation có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng mạch máu

3. Nồng độ magiê phong phú

Quả ổi xanh có hàm lượng magiê cao hơn so với ổi chín. Theo USDA, 100g ổi chứa 22mg magiê. Khoáng chất magiê đóng một vai trò lớn trong việc điều chỉnh insulin và tạo điều kiện thuận lợi cho insulin đi vào các mô ngoại vi, mô tim, mô xương và mô mỡ, để giảm lượng đường trong máu và do đó, kiểm soát bệnh tiểu đường. Ăn ít magiê có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng của nó.

Lưu ý: Một số nghiên cứu nói rằng quả ổi đã gọt vỏ có hiệu quả hơn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường so với quả ổi có vỏ.

Một trong những lợi ích chính của lá ổi là kiểm soát bệnh tiểu đường - (Ảnh: Boldsky).

Lá ổi tốt cho bệnh tiểu đường

Lá ổi được sử dụng làm thuốc dân gian ở nhiều vùng cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Một trong những lợi ích chính của lá ổi là kiểm soát bệnh tiểu đường.

1. Giảm lượng glucose tăng sau bữa ăn

Nước chiết xuất từ ​​lá ổi hoặc trà lá ổi chứa nhiều axit ellagic, cyanidin và các polyphenol khác. Khi tiêu thụ, nó có xu hướng làm giảm 37,8% lượng đường trong máu sau ăn hoặc sau bữa ăn, cùng với việc giảm lượng đường huyết lúc đói, có lợi trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

2. Giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường

Một số nghiên cứu cũng nói rằng uống trà lá ổi trong 5-7 tuần có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm sự tiến triển của các biến chứng tiểu đường như bệnh thận và béo phì.

3. Cải thiện chức năng gan và thận

Sử dụng lá ổi trong thời gian dài có thể làm tăng sản xuất insulin, sử dụng glucose của các tế bào và các chức năng của gan và thận, các chức năng này có thể bị suy giảm do dư thừa glucose trong cơ thể.

Cách pha chế trà lá ổi

Nguyên liệu: 5-7 lá ổi tươi, 2 cốc nước

Cách làm:

- Rửa thật sạch lá ổi để loại bỏ hết chất bẩn.

- Đổ nước vào chảo và đun sôi.

- Thêm lá và đun sôi khoảng năm phút trên ngọn lửa vừa.

- Bạn có thể thêm nửa thìa lá trà để tạo màu và tăng hương vị.

- Hạ nhiệt và để nó trong khoảng 10-12 phút

- Lọc bỏ lá và tiêu thụ.

Thời điểm tốt nhất để tiêu thụ ổi để kiểm soát tiểu đường

Các chuyên gia khuyên bạn nên uống trà ổi sau mỗi bữa ăn để giảm lượng glucose. Nếu bạn trực tiếp ăn quả ổi, không nên ăn lúc đói vì nó có tính axit và có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày. Do đó, thời điểm tốt nhất để tiêu thụ ổi là giữa các bữa ăn. Nước ép ổi tốt nhất khi uống trong bữa ăn.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường chỉ được dùng trà ổi sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.

Quả ổi và lá ổi có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu tuyệt vời, còn chần chừ gì nữa mà không thưởng thức ngay hôm nay và nhận được những lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời của nó.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/qua-oi-va-la-oi--phuong-phap-kiem-soat-duong-huyet-hieu-qua-cho-nguoi-bi-benh-tieu-duong-31392/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY