Dinh dưỡng hôm nay

Quyền năng của rau quả

(SKGĐ) Khi dân số cả thế giới đang “tròn” dần thì ai cũng biết cần ăn nhiều rau quả hơn thịt động vật. Nhưng thực chất quyền năng rau quả như thế nào và chúng ta nên sử dụng chúng ra sao

Trung bình, mỗi người cần cung cấp 2.000 calo mỗi ngày. Trong đó gồm có chất đạm (protein), vitamin các loại, chất bột, chất xơ (carbonhydrate), chất béo, đường và theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, lượng chất xơ lý tưởng trong ngày nên chiếm 35-65%. Như vậy, rau củ quả chiếm phần lớn trong tổng lượng dinh dưỡng cần nạp vào.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Mỹ thì việc tích cực ăn rau quả trong khẩu phần sẽ giúp cơ thể người tăng khả năng chống ung thư lên tới 20%. Tương tự, Viện Nghiên cứu Thực phẩm của Anh cũng khẳng định rằng rau quả có khả năng ức chế Galectin3 một loại protein liên quan mật thiết tới sự tiến triển của tế bào ung thư.

Nhiều nghiên cứu khác còn khẳng định rằng, rau quả chống được bệnh ung thư đại tràng, dạ dày, đột quỵ. Đặc biệt ngày nay khi người ta đang lo sợ chứng béo phì thì chuyện tăng lượng rau củ quả trong khẩu phần ăn là một hành động tích cực và thiết thực. Những điều trên đã chứng tỏ quyền năng rau củ quả với con người đúng như dân gian Việt Nam có câu: “Đói ăn rau đau uống thuốc”.

Màu sắc rau quả nói lên điều gì?

Không phải vô tình mà mỗi loại rau, củ, quả có màu sắc khác nhau chỉ để làm “đỏm”. Trong khuyến cáo người dân tích cực đưa rau quả vào bữa ăn hàng ngày, các chuyên gia Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Mỹ đề nghị nên chọn các loại đa màu sắc:

Màu xanh: cải xanh Bông cải xanh, cải xoăn, rau diếp, dau muống… thường chứa nhiều chất xơ, acid folic, vitamin C, kali, maggie, beta-cryptoxanthin, zeaxanthin, beta-caroten, vitamin A tăng cường thị lực, giảm cholesterol, chống ung thư.

Màu đỏ: Cà chua, bắp cải đỏ, dưa hấu ớt đỏ chứa nhiều chất phytochemical, lycopene làm giảm thiệt hại gốc tự do. Lycopene gần đây đang “nổi như cồn” vì được nhiều nhà khoa học cho rằng nó chống ôxy hóa mạnh hơn cả vitamin C.

Màu cam: Cà rốt, bí, khoai lang, dưa đỏ có carotenoids có thể giúp ngăn ngừa ung thư bằng cách sửa chữa các DNA.

Màu vàng: Ngô, đậu xanh, dưa vàng, bơ, đu đủ, dứa, cam có chứa combonation, carotenoids lutein, vitamin C và zeaxanthin giúp giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và loãng xương, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe các mô liên kết.

Màu trắng: Hành, tỏi, cần tây, củ cải và quả lê chứa nhiều chất phytochemical và allicin có thể hoạt động như một kháng sinh giúp phòng chống bệnh nhiễm khuẩn.

Màu tím đỏ: táo đỏ, củ cải đường, quả việt quất, dâu tây, rau rền có chứa anthocyanins, axit folic có thể bảo vệ tim mạch và phòng bệnh bằng cách tăng cường lưu thông, ngăn ngừa cục máu đông.

Ai nên ăn nhiều rau qu?ả

Về cơ bản, mỗi người bình thường đều nên tích cực ăn các loại rau củ quả tăng cường dưỡng chất “lành tính”. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh cần hạn chế thức ăn động vật thì càng nên chú ý đến các loại thực phẩm đang “thời thượng” này:

Bệnh gout: Đây là bệnh được xem là của vua chúa, giàu sang vì chế độ ăn quá nhiều chất đạm. Chế độ ăn này làm rối loạn chuyển hóa chất purin dẫn đến tăng acid uric trong máu. Vì người bệnh cần ăn nhiều rau củ quả để hạn chế purine, chất đạm, chất béo và tăng cường vitamin.

Bệnh cao huyết áp: Nên ăn nhiều rau muống, mã thầy, cà chua, cà tím, cà rốt, tỏi, mộc nhĩ, đậu phộng, đậu Hà Lan, táo, lê, chuối tiêu, dưa chuột, ngô, vừng mè, hạt sen để giúp lưu thông mạch máu.

Bệnh tim mạch: Các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất sẽ giúp cơ thể hạn chế lượng cholesterol, chống xơ vữa động mạch.

Đặc biệt với các bệnh nhân điều trị ung thư, hoặc có tiền sử ung thư thì các chuyên gia khuyến cáo rau củ quả là thực phẩm vô cùng cần thiết trong cuộc chiến chống bệnh tật của họ.

Khi nào phải kiêng rau củ quả?

Trong một số trường hợp sức khỏe không tốt thì người ta cần phải kiêng một số loại rau, củ quả:

Bệnh tiểu đường: nếu ăn nhiều hoa quả có đường glucoza, fructoza thì hàm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng. Do vậy bệnh nhân nên kiêng các loại quả như xoài, mít, mía, nhãn…

Bệnh mề đay: Theo Đông y người bệnh này nên kiêng măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam quýt, mận, thảo quả, các loại hạt quả rắn (đậu, ngân hạnh, hồ đào…) vì thức ăn này dễ gây dị ứng. Nếu mề đay dạng ruột thì bệnh nhân còn cần phải kiêng các rau quả nhiều chất xơ khó tiêu vì chúng sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, dạ dày.

Bệnh đại tràng: Đây là bệnh rối loại tiêu hóa lúc táo bón, lúc tiêu chảy do đó khi táo bón thì cần tăng cường rau củ quả nhưng lúc tiêu chảy lại kiêng hẳn chất xơ đặc biệt rau sống.

Bảo quản rau quả an toàn

- Không nên bỏ lớp phấn trắng phủ bên ngoài: Đây là lớp phấn hình thành tự nhiên trên rau củ quả để giữ độ ẩm và phẩm chất hoa quả.

- Nếu cất giữ trong tủ lạnh thì chỉ nên nhặt bỏ phần hư hỏng không nên rửa. Khi không có tủ lạnh, bạn có thể bọc chúng trong giấy báo, treo lên cao sẽ tránh được thối mốc.

Tiến sĩ Joel Fuhrman (Mỹ) đã lập bảng so sánh dưỡng chất của một số rau xanh với thịt bò để thấy rằng rau quả có quyền năng thế nào?

Dưỡng chất

Bông cải xanh

Thịt lưng của bò Steak

Rau diếp Romaine

Cải xoăn

Protein

11,2gm

5,4gm

7,5gm

11gm

Calci

322mg

2,4mg

374mg

470mg

Iron

3,5mg

0,7mg

7,7mg

5,8mg

Magnesium

74,5mg

5mg

60,5mg

97mg

Fiber

4,7g

0

4g

3,4g

Phytochemical

Rất cao

0

Rất cao

Rất cao

Chất chống oxy hóa

Rất cao

0

Rất cao

Rất cao

Folate

257mcg

3mcg

969mcg

60mcg

B2

0,71mg

0,04mg

0,45mg

0,32mg

Niacin

2,8mg

1,1mg

2,2mg

2,1mg

Kẽm

1,04mg

1,2mg

1,2mg

0,55mg

Vitamin C

350mg

0

100mg

329mg

Vitamin A

7.750 IU

24 IU

10.450 IU

23.407 IU

Vitamin E

26 IU

0

32 IU

34 IU

Cholesterol

0

5,5mg

0

0

Trọng lượng

307gm

24gm

550gm

266gm

Minh Nghĩa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/quyen-nang-cua-rau-qua-19509/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY