Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Rất nhiều người mắc bệnh UNG THƯ TUYẾN GIÁP bởi vì làm nghề này

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp đã từng hoặc đang làm nghề bán xăng, rất có thể chì có trong xăng làm kích thích tuyến giáp và gây ung thư.

Theo Globocan, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ với hơn 160000 ca mắc mới mỗi năm, nam giới với gần 50000 ca mỗi năm. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao trên thế giới. Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tuyến giáp ngày càng tăng.

Trong thời gian làm việc tại bệnh viện bác sĩ Thân Văn Thịnh (Bệnh viện ung bướu Hà Nội) cho biết, mình đã gặp khá nhiều trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Khi điều tra về bệnh sử các các bệnh nhân thì bác sĩ mới phát hiện, rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư giáp đã từng hoặc đang làm nghề bán xăng.

Từ đó, bác sĩ Thịnh nghi ngờ về các vấn đề chì có trong xăng, đồ ăn, nước uống, đồ chơi của trẻ nhỏ, dây chuyền trang sức chất lượng kém,... có thể kích thích tuyến giáp và gây ung thư.

Theo bác sĩ Thịnh, nhiều bệnh nhân ung thư tuyến giáp từng hoặc đang làm nghề bán xăng.

Ung thư tuyến giáp chiếm 1% trong các loại ung thư, đây là thể loại u ác tính phổ biến nhất của hệ thống nội tiết. Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư có tỉ lệ chữa trị thành công cao nhất.

Bệnh tuyến giáp được chia làm 2 loại: lành tính (u nang, u tuyến) và ung thư. Với thể lành tính hay còn gọi là u nang, thể ác tính chia làm hai loại biệt hóa và không biệt hóa. Trong đó, thể biệt hóa chiếm đa số với 80% trường hợp mắc, gồm các thể nhú, thể nang và thể hỗn hợp nhú - nang.

Dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp

Thường thì ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu sẽ không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng. Đến khi bệnh phát triển, chúng ta sẽ nhận thấy được các dấu hiệu rõ ràng hơn, lúc này bạn cần nghĩ ngay đến nguy cơ mình có thể mắc ung thư tuyến giáp và cần đi khám ngay lập tức.

- Xuất hiện khối u ở cổ: Tuyến giáp nằm ngay ở vị trí phía trước cổ, nên sự xuất hiện của khối u là triệu chứng rất dễ dàng nhận biết, giúp người bệnh có thể phát hiện sớm và kịp thời chữa trị. Khi phát hiện khối u, chúng ta cần theo dõi kĩ tình trạng của nó, vì khối u lành tính khi nuốt sẽ di chuyển lên xuống, còn khối u ác tính sẽ không di chuyển khi nuốt. Nếu phát hiện khối u lớn ở trước cổ, dưới yết hầu, bạn nên đi khám để được theo dõi và chữa trị kịp thời.

- Bị khàn giọng: Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp giọng nói chuyển khàn vì các dây thần kinh thanh quản bị kiểm soát các cơ mở, đóng dây thanh quản, nằm ở phía sau tuyến giáp. Khi tình trạng nặng hơn, các khối u gây tổn thương các dây thần kinh này và ảnh hưởng đến hộp thanh âm. Đây là một dấu hiệu thường thấy của bệnh ung thư tuyến giáp nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh ho kéo dài.

- Khó nuốt: Khi khối u tuyến giáp to lên sẽ chèn ép khí quản khiến người bệnh bị khó thở. Ngoài ra, thực quản nằm dưới khí quản nên cũng bị khối u tuyến giáp chèn ép làm cho người bệnh khó nuốt hoặc đau nghẹn khi nuốt.

- Da ở vùng cổ bị sậm màu, thâm, thậm chí là sùi loét, chảy máu... những triệu chứng này chỉ thấy khi ung thư tuyến giáp vào giai đoạn muộn.

Cách điều trị ung thư tuyến giáp:

Trong điều trị ung thư tuyến giáp, phương pháp phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng, phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét hạch cổ đang là phương pháp điều trị tối ưu nhất cho căn bệnh này.

Điều trị bằng I-131 phóng xạ: ung thư tuyến giáp thể nang và thể nhú đáp ứng tốt với điều trị I-131 phóng xạ.

Khi phẫu thuật và điều trị I-131 không đem lại hiệu quả thì xạ trị ngoài là phương pháp có thể áp dụng để điều trị di căn xương và các di căn khác.

Hiện nay, bệnh nhân có thêm lựa chọn mới trong việc điều trị ung thư tuyến giáp đó là phương pháp đốt sóng cao tầng. Phương pháp này dùng sóng radio truyền vào khối u cọ sát, sinh nhiệt và tiêu diệt khối u. Đối sóng cao tầng sẽ giúp bệnh nhân tránh được những tác dụng phụ và không ảnh hưởng tới công việc cá nhân của người bệnh.

Một bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp

- Tránh tiếp xúc với tia bức xạ: Làm việc trong môi trường nhiều bức xạ ion là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp. Đặc biệt, việc tiếp xúc nhiều với các tia bức xạ khi còn nhỏ, có thể dẫn tới nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp ở trẻ em. Vì vậy, cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp hàng đầu là tránh tiếp xúc với bức xạ, trước khi đưa trẻ em đi chụp chiếu cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Chế độ ăn uống ít chất béo: Việc ăn nhiều chất béo trong chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp. Vì vậy, nên tuân thủ chế độ ăn uống một cách hợp lý: hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh; thường xuyên bổ sung rau xanh và chất xơ... để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ ung thư tuyến giáp.

- Thận trọng với dấu hiệu khác thường: Khi có các triệu chứng như: mệt mỏi, chân tay mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc tăng cân một cách đột ngột, cơ thể trở lên nhạy cảm hơn… bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và khám bệnh.

Nếu bạn gặp phải tình trạng khó nuốt, khàn giọng diễn ra trong một khoảng thời gian dài thì bạn cũng nên đề cao cảnh giác. Những triệu chứng này rất có thể được bắt nguồn từ chứng rối loạn tuyến giáp hoặc có thể là một trong những vấn đề sức khỏe thông thường khác.

- Tự kiểm tra: Nếu có các biểu hiện lạ và nghi ngờ mình mắc bệnh ung thư tuyến giáp, bạn có thể tự mình kiểm tra bằng cách, ngồi trước gương với tư thế ngửa cổ ra sau rồi kiểm ra xem trên vùng cổ có xuất hiện khối u nào không.

- Bổ sung i-ốt: Bổ sung hợp lí nguồn i-ốt chính là cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp hiệu quả. Bởi vì, với bệnh ung thư tuyến giáp, thiếu i-ốt sẽ dẫn tới suy giáp, nhưng thừa iod có thể thúc đẩy các bệnh về tuyến giáp lập nên cơ chế chống lại các loại thuốc điều trị, hình thành các tế bào ung thư (thực phẩm giàu i-ốt như: cá biển, cua ghẹ, tảo biển, trứng gà, cải thảo, rau cần, bông cải xanh, khoai tây, dâu tây,...)

- Tìm hiểu rõ về nguy cơ mắc bệnh: Biết nắm bắt các nguy cơ mắc bệnh: Ung thư tuyến giáp là bệnh có tính di truyền. Bởi vậy, trong gia đình từng có người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thì những người khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Trong trường hợp này, nên đi khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm máu hay chụp X-Quang… để biết mình có nguy cơ mắc bệnh không và được phát hiện bệnh sớm.

Mỹ An

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/rat-nhieu-nguoi-mac-benh-ung-thu-tuyen-giap-boi-vi-lam-nghe-nay-27251/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY