Mồng tơi là loại rau quen thuộc được dùng phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình người Việt. Công dụng của rau mồng tơi khá nhiều nhưng đối với một số người, rau mồng tơi lại là món "đại kỵ".
Rau mồng tơi nhiều chất xơ, giàu vitamin A, là loại rau phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. |
Mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, ăn để làm tăng mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và táo bón. Rau mồng tơi chứa hàm lượng vitamin A cao, rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus.
Loại rau này cũng tốt cho phụ nữ cho con bú bởi giàu sắt và chất xơ. Đối với người lớn tuổi, ăn rau mồng tơi giúp chống loãng xương, hạn chế các bệnh về tim mạch và nâng cao hệ miễn dịch.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng với một số người, mồng tơi cần đưa vào danh sách kiêng kỵ bởi nếu cứ ăn vào, bệnh sẽ trở nên trầm trọng:
1. Người bị sỏi thận
Theo lương y Bùi Hồng Minh - Phó Chủ tịch hội Đông y quận Ba Đình (Hà Nội), mồng tơi chữa nhiều chất dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chơi có thể cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần. Tuy nhiên, ông Minh cũng cho rằng, rau mồng tơi tốt nhưng không nên lạm dụng, nhất là với những người bị sỏi thận.
Người bị sỏi thận không nên ăn mồng tơi. |
Bởi lẽ, trong rau mồng tơi, lượng axit oxalic và purin cao nên khi ăn vào sẽ chuyển hóa thành axit uric, làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu. Lâu ngày, những chất này tích tụ dần sẽ gây nên bệnh gout và sỏi thận.
Hàm lượng axit uric cao cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận và làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.
2. Người bị đau dạ dày
Hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Vì vậy những người bị đau dạ dày được khuyến cáo không nên ăn loại rau này.
Người bị bệnh dạ dày không nên ăn mồng tơi bởi loại rau này hàm lượng chất xơ cao dễ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu. |
Theo kinh nghiệm lâu đời của ông cha ta, các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, đay, các loại quả như mướp hương, khoai mỡ, đậu bắp… đều phải nấu chín trước khi ăn để phòng tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…
Những người có tình trạng tỳ vị hư hàn (ăn uống không tiêu, đầy bụng, lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc thường đi cầu phân lỏng), người bị thấp trệ (mình mẩy cảm giác nặng nề, đau nhức xương khớp, bắp thịt khi độ ẩm môi trường tăng), đều không nên dùng hoặc dùng hạn chế.
3. Người đang bị tiêu chảy
Rau mồng tơi có tính hàn nên dân gian thường dùng làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng.
Nhưng cũng tính vì đặc tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cứ cố tình ăn phải, mùng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.
4. Người vừa lấy cao răng
Rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan được trong nước và dễ bám vào răng. Việc này có vẻ như vô hại nhưng thực tế bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu vì cứ có cảm giác như răng bị nhớt hoặc có mảng bám bẩn.
Bởi vậy, những người mới lấy cao răng được khuyên là không ăn mồng tơi trong vòng 1-2 tuần.
5. Những người hấp thu kém
Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao axit oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ nhiều trong rau mồng tơi có thể gây trở ngại cho việc hấp thu một số chất như calcium, kẽm, sắt…
Để khắc phục vấn đề này, có thể ăn kèm các thực phẩm giàu vitamin C. Chẳng hạn như khi bạn ăn rau mùng tơi, có thể kết hợp uống một ly nước cam hoặc cà chua. Vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi và sắt hơn.
Anh Quân
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: