Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Rau mùi ta – loại gia vị có tác dụng chữa bách bệnh không phải ai cũng biết

Cây rau mùi không chỉ là loại rau dùng phổ biến trong ẩm thực Việt mà nó còn chứa nhiều được xem như một vị thuốc quý. Vậy để hiểu hơn về loại gia vị quý này, hãy cùng SKGĐ tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

I. Thông tin về rau mùi

1. Giới thiệu cây rau mùi

Cây rau mùi có tên khác là rau ngò, ngò rí, mùi ta, ngổ, nguyên tuy, hồ tuy, hương tuy, tên khoa học là Coriandrum sativum L. Là loại cây thân thảo, họ Cần (Apiaceae), sống hằng năm và có xuất xứ từ các nước Tây Nam Á, châu Phi.
Rau mùi thuộc loại cây thân thảo, cao từ 20 - 60cm, thân mảnh, nhẵn ở phần trên phân nhánh. Hình dáng cây rau mùi giống cải trời. Lá rau mùi có cuống dài, lá chét hình tròn, có khoảng 1 - 3 lá chét phía trên, được xẻ thành 3 thùy. Những lá chét phía trên được chia thành những thùy hình sợi, nhỏ và nhọn, các lá hợp tán từ 3-5 gọng.

Cây rau mùi có hai loại cây rau mùi bông vàng và cây rau mùi bông trắng, cụm hoa tán kép. Quả có hình cầu, nhẵn, dài khoảng 3mm, được chia thành 2 nửa tách biệt, mỗi nửa có 2 sống chung cho 2 nửa và 4 sống thẳng.

Ở Việt Nam, cây rau mùi thơm được dùng để ăn sống hoặc làm gia vị nêm các món nộm, súp, canh, salad... điều chế các loại nước sốt, trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá.

Tại các nước ven Địa Trung Hải, Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ cây rau mùi được trồng với quy mô lớn để lấy tinh dầu cung cấp cho ngành công nghiệp nước hoa và lấy quả để làm thuốc. Bên cạnh đó, các bộ phận như thân, rễ, lá rau mùi cũng được sử dụng làm dược liệu.

Cây rau mùi - ví dụ minh hoạ

2. Giá trị dinh dưỡng

Các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, quả rau mùi có chứa khoảng 0,3 – 1,0% tinh dầu, 16 – 18% protein, 38% chất xơ, 13 – 20% chất béo. Trong đó, tinh dầu rau mùi có chứa lượng lớn Linalol, một ít geraniol, bocneol, limonen, tecpinen, phelandren, mycxen,…

Dân gian thường sử dụng rau mùi để hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa, thúc sởi đậu. Bằng cách dùng khoảng 50g quả rau mùi để giã nát, hòa thêm với ít nước và thoa lên người. Kết hợp với uống nước rau mùi khoảng 4 – 8 ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng của rau mùi

II. Tác dụng của rau mùi với sức khỏe

Nếu bạn đang tò mò không biết cây rau mùi có tác dụng gì đối với sức khoẻ của người dùng thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên:

1. Chống viêm

Rau mùi chứa hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6, do đó một trong những tác dụng của rau mùi là giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh viêm. Ngoài ra, trẻ em ăn rau mùi còn giúp hỗ trợ sự phát triển trí não.

2. Bảo vệ mắt, giúp sáng mắt

Do có chứa hàm lượng Vitamin A, beta carotene cao cùng với rất nhiều chất chống oxy hóa, rau mùi có thể làm giảm các bệnh liên quan đến mắt và cải thiện thị lực rất tốt. Đặc biệt, rau mùi còn có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C có trong loại rau này còn có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rau mùi cũng chứa nhiều chất diệp lục nên có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.

Tác dụng của cây rau mùi - tăng cường hệ miễn dịch

4. Bảo vệ tim mạch

Rau mùi giúp thanh lọc máu và loại bỏ homocysteine - axit amin gây thiệt hại cho các mạch máu và hệ thống tim mạch. Hàm lượng folate có nhiều trong rau mùi làm giảm lượng enzyme có hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.

5. Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Một nghiên cứu dựa trên kết quả những người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ rau mùi trong khoảng vài tháng đã cho thấy, lượng đường trong máu của họ giảm mạnh và ổn định hơn. Điều này gợi ý cho việc loại cây này có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ổn định và chống lại bệnh tiểu đường.

6. Giúp xương chắc khỏe

Loại rau này có chứa nhiều canxi, vậy nên bổ sung thực phẩm này mỗi này được xem là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp cho quá trình hình thành và duy trì xương khỏe mạnh.

7. Hỗ trợ chữa mất ngủ

Loại thực phẩm này còn được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.

8. Phòng chống ung thư

Các chất chống oxy hóa trong rau mùi bao gồm beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin được chứng minh là những chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào, do vậy có thể phòng chống bệnh ung thư.

Tác dụng của rau mùi giúp cơ thể khoẻ mạnh (ảnh minh hoạ)

9. Giúp loại bỏ kim loại nặng trong cơ thể

Một trong những công dụng ít ai ngờ đến của loại thảo dược này đó là có thể hỗ trợ loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác. Bạn chỉ cần trộn nước ép cây rau mùi tàu với bột Chlorella (một loại tảo đơn bào) và sử dụng hàng ngày.

10. Trị loét miệng

Nhờ vào hợp chất citronelol có khả năng khử trùng mạnh và các hợp chất chống vi khuẩn khác, việc ăn loại thảo dược này thường xuyên giúp cơ thể chống lại các chứng viêm loét miệng và giúp bạn có hơi thở thơm tho hơn.

11. Trị bệnh thiếu máu

Thường xuyên ăn rau mùi giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin A, C, B1, B2 và chất sắt, giúp điều trị bệnh thiếu máu một cách an toàn và hiệu quả.

12. Trị bệnh đậu mùa

Tinh dầu rau mùi có chứa chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng chống vi khuẩn, chống nhiễm trùng và giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, sự hiện diện của vitamin C và chất sắt có trong loại rau này còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa và trị bệnh đậu mùa một cách hiệu quả. Hơn nữa, mùi thơm của rau còn có khả năng làm dịu các cơn đau và giúp bênh nhân bị đậu mùa nhanh phục hồi sức khỏe.

13. Trị rối loạn kinh nguyệt

Những dưỡng chất có trong cây thảo dược này còn giúp kích thích và làm cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, từ đó giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.

14. Tác dụng làm đẹp tuyệt diệu

Không chỉ tốt cho sức khỏe, mà loại rau này còn có công dụng làm đẹp tuyệt vời. Các dưỡng chất có trong rau giúp giảm khô da, và giảm mụn, cách làm như sau:

- Giảm khô da, giảm mụn: Lấy rau đem giã nát rồi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ. Sau đó rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ.

- Chữa mụn bọc và mụn trứng cá: 1 muỗng nước ép rau trộn chung 1 nhúm bột nghệ. Sau đó rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ.

Rau mùi loại rau có tác dung làm đẹp tuyệt diệu

III. Những lưu ý khi sử dụng cây rau mùi

1. Những người có cơ địa dễ bị dị ứng không nên dùng rau mùi bởi tinh dầu có trong lá và hạt loại rau này có thể gây kích ứng da

2. Hạn chế sử dụng loại thảo dược này với các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính vì có thể gây ra các phản ứng kích ứng, dị ứng đường thở

3. Những người mắc các bệnh về gan, bệnh dạ dày, phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhiều rau mùi.

Cây rau mùi vốn quen thuộc với mọi người dân Việt không chỉ làm tăng thêm hương vị cho các món ăn mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy cùng lưu lại và sử dụng đúng cách để có được cơ thể khỏe mạnh.

Ánh Dương

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/rau-mui-ta-loai-gia-vi-co-tac-dung-chua-bach-benh-khong-phai-ai-cung-biet-27767/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY