Cây thuốc quanh ta hôm nay

Rau rệu chữa bệnh sởi

Rau rệu có nơi gọi rau giệu. Tên Hán là kê tràng thái (từ nguyên) tên khoa học Alternanthera sessilis (L) R. Br. Ex Roem et S chult. Ngọn non làm rau ăn sống, luộc nấu canh.
rau rệu">rau rệu có nơi gọi rau giệu. Tên Hán là kê tràng thái (từ nguyên) tên khoa học Alternanthera sessilis (L) R. Br. Ex Roem et S chult. Ngọn non làm rau ăn sống, luộc nấu canh. Cứ 100g rau rệu có 89,3g nước, 4,5g protein, 19g protid, 2,1g chất xơ, 2,2g khoáng toàn phần, 98mg canxi, 22mg phospho, 1,2mg sắt, 5,1mg caroten (tiền sinh tố A) và 77mg sinh tố.

Tính năng: vị ngọt, nhạt, mát, tác dụng chống viêm, lọc máu, lợi tiểu, tiêu sưng, chống ngứa, cầm máu (máu cam, ho ra máu).

Công dụng và cách dùng:

Thúc sởi mọc nhanh, rút ngắn thời gian sởi mọc, hạn chế biến chứng.

Cách dùng: Thời kỳ xuất hiện nốt sởi: nấu rau rệu với cá diếc (luộc cá lọc lấy thịt), để ăn với cơm, hoặc nấu cháo với nước canh đó. Hoặc nấu chín đơn thuần, hoặc cùng với rau kinh giới, hoặc với tía tô để ăn cái uống nước.

Viêm da có mủ, chàm, mẩn ngứa, nấm, viêm vú... Dùng cây tươi (60 - 120g) giã lấy nước uống, bã đắp lên tổn thương hoặc sắc nước uống 15 - 30g mỗi lần.

Tràng nhạc: một nắm rau rệu, rửa sạch, giã nát, 1/2 vắt lấy nước cốt uống 1/2 đặt lên lá chuối rắc lên 1 ít phác tiêu đắp vào chỗ đau. Ngày thay Thu*c một lần.

Sưng hạch ở nách bẹn: rau rệu, bèo tía, gừng sống, 3 thứ lượng bằng nhau giã nát, cho ít muối sắc kỹ lấy một chén nước, uống nóng, bã đắp chỗ đau. Trước khi đắp Thu*c dùng nước vôi vẽ một vòng quanh chỗ đau để độc khỏi lan xung quanh.

Tỳ hư, uất nhiệt, đại tiện ra đờm máu ở người già: rau rệu tía một nắm nấu canh với 2 con ếch (chỉ lọc lấy nạc). Ăn nhiều lần.

Chữa các chứng máu nóng (huyết nhiệt) nổi ban ngứa, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu... rau rệu ăn sống, uống nước giã rau rệu tươi, luộc, nấu canh, xào...

Lợi tiểu tiêu phù ở những trường hợp bệnh đường tiết niệu, gan, đái dắt, đái đỏ. Cách dùng như trên hoặc nấu canh với cá chép.

Chữa các chứng bệnh do nhiệt, sốt, khát nước, táo bón, kiết lỵ. Cách dùng như trên. Hoặc nấu canh với cá diếc.

BS. Phó Thuần Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-rau-reu-chua-benh-soi-17961.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virút sởi, lây lan cao, có thể gây dịch, thường gặp ở trẻ em.
  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan.
  • Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Đông y gọi chứng này là ma chẩn, dịch tà phạm vào hai kinh phế, vị.
  • Bệnh Rubella hay Rubeon còn có tên gọi bệnh sởi Ðức. Là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut thuộc nhóm Rubivirus, đặc trưng bởi sốt và phát ban.
  • Với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết, hoa đào, hoa mai, không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc, mà còn là những vị Thuốc hay, độc đáo của Y học cổ truyền.
  • Bệnh thủy đậu đang “vào mùa”, đáng lưu ý là không chỉ trẻ nhỏ mà nhiều người lớn cũng mắc bệnh này.
  • Sởi là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em. Bệnh do virut thuộc nhóm RNA Paramyxovirus gây nên.
  • Sởi, Quai bị và Rubella là ba loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan. Trẻ có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết bắn ra từ người bệnh lúc người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi.
  • Y học cổ truyền gọi là bệnh thời khí do lục dâm gây ra. Bệnh sởi còn gọi là ma chẩn, sa tử, bệnh xuất hiện những nốt đỏ trên da, nổi hơi cao,
  • Theo Đông y, kinh giới vị cay, tính ôn; vào kinh phế và can. Có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc mọc sởi, chống kinh giật, cầm máu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY