Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sai lầm thường gặp khi cho con tiêm ngừa vaccine Covid-19

(MangYTe) - Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ nhỏ hiện tại là biện pháp hiệu quả và phổ biến nhất trên thế giới nhưng việc chăm sóc trẻ sau tiêm khiến các mẹ lại dễ mắc sai lầm.

Mới đây Bộ Y tế đã quyết định tiêm vaccine Covid-19 ở trẻ 12-17 tuổi nhằm bảo vệ các em trước sự lây lan của Covid-19 khi trường học mở cửa trở lại. Việc tiêm phủ rộng lần đầu ở trẻ nhỏ không khỏi khiến các bậc phụ huynh hoang mang, lo ngại.

Hạ sốt cho trẻ bằng Thu*c hoặc nước tía tô

Trẻ thường bị sốt khi tiêm chủng dẫn đến việc nhiều phụ huynh cho con phòng tránh bằng cách uống trước Thu*c hạ sốt hoặc nước tía tô trước khi đi tiêm. Tuy nhiên, theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC, đây là việc làm không cần thiết.

Cũng giống như người lớn, trẻ em sau khi tiêm vaccine có thể gặp một số phản ứng ở mức độ nhẹ như sốt, mệt mỏi, sưng đau tại vị trí tiêm... Đây là những phản ứng bình thường khi vaccine xin kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể và sẽ tự khỏi sau vài ngày.

Phụ huynh chỉ nên dùng Thu*c hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, quấy khóc.

Theo y học cổ truyền, tía tô là loại dược liệu có tác dụng hạ sốt, vã mồ hôi, giúp giảm đau, giải độc, hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa. Dù vậy, các bài Thu*c chữa bệnh từ cây tía tô chỉ mang tính chất tham khảo được người xưa truyền lại và chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh chúng an toàn và hiệu quả. Do đó, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh tình trạng dùng sai cách cũng như sai liều lượng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cho con về nhà ngay sau khi tiêm là cách làm không đúng

Các bậc phụ huynh thấy khu tiêm phòng đông đúc, dễ bùng phát dịch bệnh nên thường có tâm lý mau chóng cho trẻ về nhà nghỉ ngơi. Nhưng đây lại là cách làm không đúng vì nếu đưa trẻ về quá sớm như vậy, bác sĩ sẽ không thể theo dõi được những phản ứng phụ xảy ra ngay sau khi tiêm. Do đó, để xử lý kịp thời rủi ro khi xảy ra các phản ứng phụ, cha mẹ nên ở lại khoảng 30 phút.

Trẻ được kiểm tra lịch sử tiêm chủng và khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine

Xoa, đắp Thu*c vào chỗ tiêm của trẻ

Theo kinh nghiệm dân gian, để chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng, cha mẹ thường dùng tay xoa vào chỗ tiêm hoặc đắp lát khoai tây mỏng hay lòng trắng trứng lên chỗ tiêm với mong muốn giảm đau, giảm sưng cho trẻ. Đây là việc làm hoàn toàn sai lầm.

Thực chất nốt tiêm của trẻ là vết thương hở, khi xử lý nốt tiêm như vậy, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào trong cơ thể qua nốt tiêm gây viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn là gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

Tốt hơn hết, cha mẹ chỉ nên dùng tay xoa xung quanh chỗ tiêm để trẻ bớt đau, nhưng tuyệt đối không được xoa trực tiếp vào nốt tiêm của trẻ. Lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào trẻ.

Trò chuyện với trẻ ngay sau khi tiêm phòng theo nhu cầu của trẻ để trấn an tinh thần cũng như giảm đau, giảm sốt cho trẻ.

Trẻ đã tiêm phòng sẽ không có khả năng mắc bệnh

Vaccine có tác dụng với hầu hết trẻ nhỏ với công dụng phòng ngừa bệnh cho trẻ. Nhưng với nhiều bé, cơ thể trẻ sẽ không có phản ứng với vắc xin hoặc vaccine chỉ làm giảm nhẹ triệu chứng và di chứng nếu mắc phải. Do đó, sẽ luôn có những trẻ vẫn mắc bệnh sau khi đã tiêm phòng.

Liên quan tới vaccine Covid-19 cho trẻ em, hiện nay Bộ Y tế đang tích cực tìm kiếm nguồn cung vaccine phòng COVID-19 cho phòng chống dịch, trong đó có cả nguồn vaccine dành cho người dưới 18 tuổi.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Việt Nam chưa tiếp cận được vaccine Moderna cho trẻ em. Thời gian vừa qua nguồn vaccine này chủ yếu được hỗ trợ thông qua cơ chế chia sẻ vaccine của COVAX (Cơ chế COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) và Liên minh Vaccine và Gavi đồng khởi xướng, UNICEF là đối tác thực hiện chính). Bộ Y tế đang tích cực tìm kiếm nguồn cung vaccine cho phòng chống dịch, trong đó có cả nguồn vaccine dành cho người dưới 18 tuổi.

Bộ Y tế cũng đã đàm phán và đã có hợp đồng mua hơn 20 triệu liều Pfizer tiêm cho nhóm 12-17 tuổi (tổng số khoảng 9 triệu cháu). Theo lịch dự kiến, Pfizer dành cho trẻ vị thành niên 12-17 tuổi sẽ về Việt Nam vào khoảng tháng 11-12 năm nay.

Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp quyết định tiêm cho trẻ theo lộ trình tại những khu vực nguy cơ cao. Hiện mới có 2 loại vaccine phòng COVID-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna của Mỹ.

Thu Phương ( T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/sai-lam-thuong-gap-khi-cho-con-tiem-ngua-vaccine-covid-19-d193239.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY