1. Chất béo trong nước sốt
Cứ hai thìa sốt hay sốt mayonnaise trung bình có 16g chất béo. Với lượng béo cao như thế, salad có nước sốt béo không hẳn là món ăn hợp lý cho người đang giảm cân hay bị tim mạch, đái tháo đường…
Khắc phục: Có thể thay thế các loại nước sốt béo ngấy trong salad bằng cách pha dầu oliu với dấm và tỏi. Nếu bắt buộc phải dùng nước sốt salad, bạn chỉ nên rưới sốt lên trên salad, không nên ngâm salad trong nước sốt.
2. Thịt muối
Để tăng thêm sự ngon miệng, nhiều người khi chế biến salad thường cho thêm thịt muối vào cùng. Dù đúng là có làm tăng thêm sự ngon miệng và bổ sung thêm protein cho cơ thể, nhưng các loại thịt muối này nếu dùng nhiều chỉ càng làm cho bạn dễ bị phù và dễ mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.
Khắc phục: Để món salad thêm bắt mắt, ngon miệng mà không cần dùng đến thịt muối, bạn có thể dùng phomat ít năng lượng để thay thế. Theo các thông số thống kê cho biết, cứ 1 thìa canh phomat sẽ có 2g protein và 55g canxi.
3. Salad mỳ Ý (marcaroni)
Tất cả các sản phẩm làm từ sốt trứng gà đều có hàm lượng chất béo rất cao, khiến cho hàm lượng cholesterol trong cơ thể bạn nhanh chóng tăng lên dẫn đến các bệnh huey61t áp, tim mạch, đái tháo đường…
Khắc phục: Có thể dùng các loại đậu để thay thế, trong đó đậu đen và hạt điều có hàm lượng protein và chất xơ cao nhất. Nếu dùng làm nguyên liệu chính bổ sung protein thì bạn nên cho vào bát salad của mình 8 thìa đậu, nếu không, có thể cho một chút thịt các loại hay đậu phụ vào cũng được nhưng không nên nhiều hơn 4 thìa.
4. Các loại rau đã qua chế biến
Các loại thực phẩm đã qua chiên xào đều thấm rất nhiều mỡ và có nhiều khả năng sinh ra một số chất gây ung thư.
Khắc phục: Nếu nhất định phải dùng thì tốt nhất nên dùng số lượng ít các loại rau dã qua xào nấu trộn lẫn với các loại rau ăn sống và sử dụng các loại sốt salad có hàm lượng chất béo thấp. Như vậy mới có thể làm giảm lượng chất béo, cũng có thể dùng củ cải làm thực phẩm thay thế. Nó có vị ngọt, hàm lượng đường không nhiều lại chứa nhiều chất xơ.
Đan Lâm
Chủ đề liên quan: