Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sử dụng kem thoa Steriod điều trị bệnh Chàm, cô gái nhận hậu quả đáng sợ

Eczema, hay có tên gọi khác là bệnh chàm - một bệnh ngoài da, cơn ác mộng của rất nhiều người trên thế giới. Nhiều người tự ý chữa trị không đúng cách, hậu quả khó mà cứu vãn.

Bệnh chàm là gì?

Biểu hiện của bệnh bao gồm da mẩn đỏ mụn nước nhỏ, mụn chảy nước, một thời gian sẽ khô và bong da gây ngứa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đời sống của người bệnh rất nhiều.

Căn bệnh này đã xuất hiện từ sớm khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên mà người xưa thường gọi là bệnh chàm tổ đỉa.

Đây là căn bệnh ngoài da khá phổ biến, mạn tính và hay tái phát, điều trị còn khó khăn. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh phải sử dụng liều lượng thuốc khác nhau trong điều trị.

Thông thường, người bệnh chàm sẽ được bác sĩ kê toa dùng kem thoa steroid có nồng độ thấp nhất để xem phản ứng của thuốc trên da, có phù hợp hay chưa.

Nghiện dùng thuốc bôi ngoài da steriod và hậu quả không mong muốn

Theo Dailymail, có một trường hợp bị chàm sử dụng thuốc steriod điều trị, cô gái tên Miss King, 28 tuổi đã hối hận khi sử dụng thuốc bôi steriod, cô chia sẻ rằng:

“Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh Chàm (Eczema) lúc lên 5 tuổi, cha mẹ tôi đã được dùng thuốc steroid liều lượng thấp và điều trị cho cô ngay tại nhà bởi công dụng giúp hết ngứa ngay lập tức. Nhưng sau khi sử dụng thuốc, tình trạng bệnh không chấm dứt ở đó, nó chỉ điều trị mang tính thời điểm, và bệnh chàm dường như nặng thêm và lan ra các vùng khác trên cơ thể. Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ khi phải giao tiếp và gặp gỡ mọi người trong quãng thời gian tuổi teen.”

Miss King trước khi bệnh chàm trở nên tồi tệ hơn và lan khắp khuôn mặt

Miss King chia sẻ thêm về việc dùng thuốc steriod sau đó:

“Tôi đã nghĩ đây là một loại thuốc thần kỳ sẽ cứu rỗi cuộc đời tôi khỏi căn bệnh này và tôi đã dùng nó trong thời gian dài. Khi đến trường, tôi sẽ cố gắng che đi làn da tồi tệ của mình bằng lớp make-up và tìm mọi cách để giảm bớt những triệu chứng đau rát, ngứa ngáy khi da bong tróc nhưng tất cả đều không hoạt động được như kem steroid”.

Nhưng việc dùng kem steroid hay những biện pháp tạm thời khác không giúp cô thoát khỏi căn bệnh này. Căn bệnh ngày một tồi tệ hơn khi lan khắp cơ thể, những vùng da lành cũng có dấu hiệu chàm. Do vậy, Miss King đã tự ý tăng liều lượng steroid để kiểm soát.

Vào khoảng cuối năm 2018, Miss King đã nghi ngờ về tác dụng thật sự của steriod, về việc nó đang làm tình trạng bệnh của cô trở nên tồi tệ hơn.

Miss King sau khi ngưng dùng thuốc bôi da steriod

Sau khi vô tình đọc được trên mạng xã hội về “chứng nghiện steriod” và nghĩ rằng cô đang nghiện loại thuốc này. Miss King quyết định từ bỏ thuốc steriod và đây là quá trình vô cùng khó khăn.

Sau vài ngày không thoa kem steroid, làn da của Miss King đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều với nốt mần đỏ lan khắp toàn bộ khuôn mặt. Đồng thời kèm theo những triệu chứng như cúm, sốt và mệt mỏi và stress nặng. Cảm thấy áp lực khi phải nhìn chính mình trong gương, mối quan hệ giữa cô và bạn trai cũng rạn nứt do không thể kiên nhẫn với căn bệnh của cô.

Chỉ vài ngày sau đó, cô buộc phải tạm dừng tất cả công việc do mức độ nghiêm trọng của bệnh bao gồm: sưng phù, da bong tróc, sốt cao, mệt mỏi, mất ngủ kèm theo cơn đau, stress tột độ. Cô thấy hoảng sợ khi phải nhìn mình trong gương với làn da chàm gần như toàn bộ khuôn mặt và chân tay.

Da bong tróc toàn bộ khuôn mặt sau khi dừng bôi thuốc steriod

Nhưng cô vẫn quyết định từ bỏ thuốc steriod và tìm kiếm một phương pháp điều trị mới.

Tác hại việc dùng steriod bừa bãi

Bôi quá nhiều kem thoa steroid lên da và sử dụng chúng trong một thời gian dài để điều trị là điều vô cùng nguy hiểm và không hề đúng cách.

Những loại kem thoa có chứa hàm lượng cao steroid không bao giờ được tự ý sử dụng, loại này thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân dùng trong thời gian ngắn, 1 tuần hoặc 2 tuần.

Sử dụng kem thoa steroid bừa bãi sẽ dẫn đến những hậu quả như làm da bị mỏng, da bị biến đổi màu, rạn da, da bong tróc từng mảng, tình trạng bệnh chàm nặng hơn.

Loại thuốc bôi da steriod rất dễ gây nghiện, nhiều người không thể bỏ thuốc khi tự ý dùng trong thời gian dài điều trị viêm da, chàm hoặc mần đỏ, da sần,...

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này để không nhận phải hậu quả trên!

Thu Hương

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/su-dung-kem-thoa-steriod-dieu-tri-benh-cham-co-gai-nhan-hau-qua-dang-so-27002/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY