Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sự thực về “thần dược hóa” nhung hươu

(SKGĐ) Sau 2000 năm được ca ngợi hết lời, giờ đây nhung hươu đang phải đối mặt với những lời chỉ trích về vị trí thực của nó.

Câu trả lời sau 2000 năm

Trong một ngôi mộ cổ ở Hồ Nam (Trung Quốc), người ta đã tìm ra di chỉ khẳng định nhung hươu đã được sử dụng cách đây 2000 năm chữa hàng chục thứ bệnh khác nhau. Văn bản chuẩn dược Rare Chinese Materia Medica của Trung Quốc vào thế kỷ 16 đã đánh giá nhung hươu là một trong những dược liệu tự nhiên quý giá có vị ngọt mặn, tính ôn, quy vào can thận, tâm và huyết tủy. Do đó nó có tác dụng bổ dương, ích khí làm mạnh gân cốt, tăng cường thể lực, làm da dẻ hồng hào, chữa tiểu tiện khó, khó ngủ, chữa đau xương khớp.

Còn ở Việt Nam, tài liệu y học của Hải Thượng Lãn Ông viết: “Lộc nhung bổ tinh huyết nguyên dương nhanh hơn, chủ về tiểu tiện đi luôn mà lợi, tinh tiết, đi tiểu ra huyết, đau lưng, chân và đầu gối thiếu sức lực, mộng tinh, di tinh”. Chính vì thế nhiều năm qua, nhung hươu được nâng lên như “thần dược” và nhiều người kiếm tìm chúng, dùng chúng một cách tự phát, “bồi bổ lấy được”.

Nhung hươu từ lâu đã được xem là vị thuốc quý.

Về mặt y học học hiện đại, từ thế kỷ 19, các nhà khoa học Nga đã nghiên cứu và khẳng định chúng có nhiều thành phần bổ dưỡng: acid amin, khoáng chất, protein, peptide chống viêm (prostaglandin), hormone leutinizing (kích thích sản xuất hormone nam testosterone). Thập niên 1960, y khoa Nhật Bản đã đưa nhung hươu và chữa trị rối loạn chức năng tình dục nam giới. Đến thập niên 1990 nhung hươu trở thành dược liệu sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ.

Khoa tâm lý Đại học Waikato (Hamilton, New Zealand) đã nghiên cứu và lên tiếng chỉ trích rằng mọi nghiên cứu cần được đối chứng và phải thực hành trên người. Họ đã nghiên cứu đối sánh suốt 12 tuần liên tiếp giữa hai nhóm: một nhóm dùng nhung hươu; nhóm kia dùng giả dược. Kết quả cho thấy những người dùng nhung hươu cũng không tăng cường chức năng tình dục hay tăng tiết hormone tình dục so với nhóm dùng giả dược.

Chính vì thế ngoài khẳng định giá trị dinh dưỡng dồi dào, giảm stress, chữa mệt mỏi, khó ngủ, tác dụng của nhung hươu trong việc tăng cường chức năng tình dục nam nữ, chữa vô sinh vẫn còn nhiều tranh cãi.

BS. Nguyễn Xuân Hướng (Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) cũng nói rằng, tác dụng tăng cường sức mạnh nam giới cũng chưa được kiểm chứng. Qua đây cũng cần hiểu thêm rằng tác dụng cương cứng cơ quan sinh dục ở nam giới không có nghĩa là tăng được tinh trùng và tăng ham muốn tình dục. Ông còn nói thêm rằng nhiều người sau khi dùng và đến khám chỗ ông thì lại cho kết quả “thận suy kém đi”.

Việc dân gian đồn nhung hươu chữa được ung thư cũng không được chứng minh. Vài năm trước, một cuộc nghiên cứu thử nghiệm của các nhà khoa học New Zealand tại Hàn Quốc đã làm rầm rộ lên thông tin nhung hươu chữa ung thư.

Tuy nhiên mới đây, Cựu thành viên nhóm nghiên cứu, Rick Christie khẳng định lại rằng: “Chúng tôi không nói rằng nhung hươu nai chữa được bệnh ung thư, nó có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị”.

Nên dùng nhung hươu thế nào?

Tây y dùng nhung hươu làm dược liệu quý nhưng nếu dùng liều mạnh thì gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh co giật hoặc có thể gây đông huyết. Vì thế không nên dùng quá liều lượng:

Tác dụng được ghi nhận:

Bồi bổ, trị mất ngủ, giảm strees, chống viêm, chữa đau khớp, lợi tiểu, tăng cường miễn dịch, chống lão hóa.

Chọn phần nhung cho từng đối tượng:

Trẻ em thì nên chọn phần ngọn nhung, người già dùng phần đáy còn đàn ông thì dùng phần giữa lộc.

Tăng lượng từ từ:

Nếu dùng nhiều ngay một lúc có thể làm tổn hại âm khí, dùng kéo dài thì có thể suy thận. Vì vậy khi dùng nhung hươu tẩm bổ chỉ nên dùng trong 2 tuần rồi dừng lại.

Cảnh giác với lông hươu:

Nếu không cạo sạch lông khi ngâm rượu có thể khiến lông rụng và khi uống vào có thể gây viêm ruột thừa dẫn đến tử vong. Vì vậy nếu mua nhung tươi, bạn phải dùng cây sắt nung lăn mặt ngoài lộc để lông cháy hết.

Chống chỉ định:

Những người gầy nóng, âm hư hỏa vượng, quá suy nhược, tăng huyết áp, phụ nữ có thai, cho con bú, bệnh thận, tiêu chảy, viêm phế quản, mất máu, thiếu máu.

Tác dụng phụ:

Dùng không đúng liều, không đúng đối tượng có thể gây đổ mồ hôi trộm, phát nóng ở ngực.

Đức Thành

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/su-thuc-ve-than-duoc-hoa-nhung-huou-19078/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY