Dinh dưỡng hôm nay

Sữa đậu nành tốt nhưng phải biết uống đúng cách

Sữa đậu nành là một thức uống quen thuộc với người Việt Nam vì giá trị dinh dưỡng cao và giá rẻ lại dễ mua. Tuy nhiên, nếu uống sữa không đúng cách, chẳng những bạn không hấp thu được các dưỡng chất trong sữa mà còn có hại cho sức khỏe. Vậy phải uống sữa như thế nào mới đúng

1. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc

Dù sữa đậu nành rất tốt nhưng bạn không nên uống quá nhiều, chỉ nên uống tối đa 500ml sữa đậu nành 1 lần mà thôi.

Uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết, gây hại đến hệ tiêu hóa trong cơ thể.

Đừng vì quá lạm dụng tác dụng giảm béo của sữa đậu nành mà uống sữa đậu nành vượt mức cho phép nhé, chỉ nên uống tối đa 500ml sữa đậu nành 1 lần mà thôi.

2. Đun sôi sữa đậu nành trước khi uống

Nên đun sôi, nấu kỹ sữa đậu nành trước khi sử dụng để tránh ngộ độc

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế men saponin, trypsin và một số hoạt chất không có lợi cho cơ thể.

Nếu không đun sôi sữa đậu nành khi uống sẽ gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.. Do vậy, để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc bạn nên đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.

3. Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Sử dụng cách giảm béo bụng với sữa đậu nành, nhiều người thường đựng sữa đậu nành trong 1 bình giữ nhiệt để tiện uống dần. Tuy nhiên, đây lại là một hành động sai lầm bởi vi khuẩn rất dễ sinh trưởng và phát triển trong môi trường sữa đậu nành ấm để lâu. Do đó, sau khoảng 3-4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất, không những không đem lại hiệu quả giảm béo bụng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.

4. Uống sữa đậu nành khi đói

Ảnh minh họa

Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể.

Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ…để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ được tối đa nhé.

Ngoài ra, những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm để tránh bị thiếu chất.

5. Không uống cùng thuốc

Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.

Do đó, bạn tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành để đảm bảo hấp thụ được đủ các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, bạn cũng nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra nhé.

6. Không uống sữa đậu nành với trứng

Theo thói quen, nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học.

Bởi vì, trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.

7. Không dùng đường nâu trong sữa đậu nành

Thêm một số đường nâu vào sữa đậu nành để có vị ngọt và thơm hơn là thói quen của nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, khi kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Những người có bệnh sau đây tuyệt đối không được uống sữa đậu nành:

- Người bị ung thư vú: do đậu nành có phytoestrogen kích thích tố estrogen gây ra tương tác nên có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Do đó, những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.

- Người bị viêm dạ dày: Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính vì nó sẽ khiến cho a-xít trong dạ dày bị dư thừa, dẫn đến bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.

- Người bị sỏi thận: Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận không nên uống sữa đậu nành.

- Người bị bệnh gout: Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa Purine gây ra, trong khi hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.

- Phụ nữ có thai: dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế uống sữa đậu nành

Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, đi tiểu đêm nhiều, di tinh… cũng không nên sử dụng cách giảm béo bụng với sữa đậu nành nếu không muốn bệnh tình càng nặng hơn.

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/sua-dau-nanh-tot-nhung-phai-biet-uong-dung-cach-23868/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY