Bạn nên biết hôm nay

Tại sao vẫn ho dù test nhanh âm tính?

Hai ngày sau khi test nhanh âm tính, tôi vẫn bị ho, không đau rát cổ như lúc mắc Covid nhưng rất khó chịu, súc miệng, vệ sinh mũi họng mỗi ngày không bớt. Như vậy tôi chưa khỏi bệnh hay là di chứng?

Tôi có cần đi khám hay xét nghiệm PCR không? Xin bác sĩ tư vấn. (Hoàng, 23 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Sau khi test nhanh âm tính, tức là không còn kháng nguyên virus ở vùng mũi họng, bạn có thể tiếp tục ho khan trong một thời gian. nguyên nhân là khi mắc covid-19, bạn bị ho kéo dài, làm tổn thương biểu mô đường hô hấp, dẫn tới sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm... có sẵn tại đường thở và gây viêm, khiến cơn ho trầm trọng hơn, ho sâu, ho có đờm đặc dần và vàng xanh. ho có thể thành cơn, ho quá nhiều sẽ gây kích ứng, đau rát họng, đau dọc theo đường giữa xuống ngực, người bệnh không ăn, không ngủ được và lo lắng bị tổn thương ở phổi do hậu covid-19...

Người mắc Covid-19 còn bị ngạt mũi, có thể phải thở bằng miệng trong một thời gian, ít nhiều ảnh hưởng đến niêm mạc của đường thở và gây ho.

Ngoài ra, F0 test nhanh âm tính chưa chắc đã khỏi bệnh, xét nghiệm PCR vẫn dương tính; hoặc do thao tác lấy mẫu test nhanh chưa đúng,... Do đó, không nên chủ quan mà cần theo dõi hết 10 ngày, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh.

Tuy nhiên, ho là phản xạ làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác khỏi đường thở, là phản xạ bảo vệ có lợi của cơ thể. bác sĩ chỉ điều trị cơn ho khi ho quá nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ. ho không nhiều, người bệnh chỉ cần tập hít thở, uống nước ấm, bổ sung dinh dưỡng... để tăng đề kháng.

Khi bị ho, bạn tập hít vào và thở ra bằng mũi, thở chậm cho đến khi hết cơn ho. ngậm miệng và nuốt liên tục đến khi hết cơn ho hoặc uống nước ấm thành ngụm nhỏ cho đến khi cơn ho dừng.

Vệ sinh miệng và cổ họng để tránh tích tụ mảng bám tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các bước vệ sinh đúng cách là đánh răng hai lần mỗi ngày, ít nhất hai phút mỗi lần. Thay bàn chải đánh răng theo chu kỳ ba tháng. Súc miệng và cổ họng bằng nước muối S*nh l* vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Ăn đầy đủ chất bao gồm thực phẩm chứa tinh bột, giàu protein, chất béo từ các loại hạt, đậu, trứng, cá, thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò, sữa ít chất béo, rau quả tươi giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Hạn chế thức ăn cứng, đồ ngọt, đồ lạnh hay đồ cay nóng, rượu, bia, Thu*c lá... đều dễ kích thích niêm mạc cổ họng yếu ớt, làm sản sinh chất dịch nhờn, tạo thành đờm và môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập tấn công.

Một số lưu ý khác như tắm bằng nước ấm ở phòng kín, tránh gió lùa, lau khô người ngay sau khi tắm. Đóng kín cửa, tránh gió lạnh vào phòng ngủ. Quàng khăn giữ ấm cổ khi ra ngoài; giữ ấm bàn tay, bàn chân, ngực, cổ, đầu... Vệ sinh môi trường sống thường xuyên, giữ không gian nhà cửa thông thoáng, lau dọn các vật dụng như bàn phím, điện thoại, điều khiển để phòng ngừa viêm họng.

Nên sử dụng Thu*c theo chỉ định. Tham khảo các bài Thu*c từ thiên nhiên như mật ong, cam thảo để giảm dần triệu chứng viêm họng.

PGS TS Phạm Thị Bích ĐàoBộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bài tập thở tại nhà cho F0

Bài tập thở tại nhà cho F0

Bài tập thở tại nhà cho F0. Video: Mạng lưới thầy Thu*c đồng hành

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tai-sao-van-ho-du-test-nhanh-am-tinh-4435961.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết se lạnh chuyển mùa, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn sức khoẻ rất dễ mắc bệnh đường hô hấp như viêm mũi.
  • Thời tiết thay đổi liên tục, đang nắng trời lại đổ mưa nên cu Ỉn bị ngạt mũi. Mới 2 tuổi nên khi bị ngạt mũi Ỉn quấy khóc cả đêm mà ban ngày cũng không chịu ăn uống gì.
  • Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống như các loại thực phẩm, bánh, mứt, kẹo…
  • Họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở. Ở nơi này nhất là ở trẻ em rất hay bị nhiễm khuẩn. Vậy việc sử dụng Thuốc trong các bệnh này như thế nào?
  • Con tôi 4 tuổi, từ nhỏ cháu đã hay bị ngạt mũi, thở khò khè, đi khám bác sĩ nói cháu bị tăng tiết đường hô hấp và cho dùng Thuốc.
  • Pseudoephedrine là Thuốc được dùng theo đường uống để chống sung huyết mũi. Cụ thể, Thuốc có tác dụng kích thích trực tiếp trên thụ thể alpha ở niêm mạc đường hô hấp gây co mạch,
  • Hiện nay, bệnh viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ngày càng gặp nhiều, có người chỉ bị theo mùa, có người bị quanh năm. Việc điều trị VMDƯ khỏi vĩnh viễn là rất khó vì loại trừ hoàn toàn các dị nguyên khỏi môi trường là điều gần như không thể. Không có một công thức, phác đồ điều trị chung cho mọi người
  • Ngạt mũi là do tình trạng viêm, làm cho đường mũi bị tắc. Thuốc chống ngạt mũi làm co mạch, giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi nhưng chỉ có tác dụng chữa triệu chứng.
  • Theo Giáo sư F. Disant Ðại học Y Lion (Pháp) khoảng 20% PNCT bị ngạt mũi, chủ yếu là vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
  • Khi bị ngạt mũi rất ít người nghĩ tới chuyện đi khám bệnh ngay mà thường mua Thuốc về nhỏ hoặc xịt mũi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY